LỄ CẦU CHO CÁC LINH HỒN
Dàn Ý
1. Ngày Cầu hồn
- Sau lễ kính các Thánh, Giáo Hội muốn tín hữu nhớ đến các linh hồn nơi luyện ngục.
- Giáo Hội huy động tối đa cho các linh hồn, như: Dành cả tháng 11 để cầu nguyện, viếng nghĩa địa, viếng nhà thờ… tất cả đều được ơn xá để chỉ cho các linh hồn. Ngày Cầu hồn, mỗi linh mục dâng 3 lễ cầu nguyện cho các linh hồn.
2. Lí do cầu nguyện cho các linh hồn
- Vì Thiên Chúa công bằng. ‘Xấu tốt không thể chôn cùng một hố.’ Chúa không thể để kẻ sống tội lỗi được hưởng ngay, như người đã cố gắng sống tốt lành: ‘Ngươi sẽ không ra khỏi đó cho đến khi trả xong đồng xu cuối cùng.’
- Vì Thiên Chúa là tình yêu. Chúa yêu thương hết mọi người, không muốn để ai hư mất, nên Người để cơ hội cho con người cứu giúp lẫn nhau.
- Vì chính các linh hồn. Sau cái chết, con người mất khả năng tự lập công cho mình, mà chỉ nhờ công đức của người còn sống cầu thay nguyện giúp cho các ngài.
- Vì tình bác ái: Cầu nguyện và hy sinh dâng những việc lành phúc đức cho các linh hồn anh em, được giảm bớt thời gian thanh luyện, là làm bác ái với người đã chết.
- Vì lòng hiếu thảo. Kitô hữu dành tháng 11 là tháng cầu hồn. Ngoài ra họ còn dành các dịp lễ Giỗ, lễ Tết… để thể hiện lòng hiếu thảo với người thân đã mất.
- Vì sự biết ơn. Họ là đấng sinh thành, là ân nhân để lại tài sản tinh thần, vật chất, đặc biệt được hưởng gia tài niềm tin, ‘uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây.’
- Vì tình thương nhớ. Các linh hồn khao khát tình thương của người thân còn sống. Hãy tỏ lòng yêu mến nhớ thương với cha mẹ, anh chị em, vợ con... của mình.
- Vì đó là bổn phận người còn sống. Kitô hữu luôn sống
trong mầu nhiệm các thánh thông công. Mỗi người là chi thể của một thân thể, phải quan tâm tới chi thể khác bị đau.
3. Đối tượng cầu nguyện
- Tưởng nhớ đến Tổ tiên, ông bà, cha mẹ, anh chị em. Bất kì tôn giáo nào hay tổ chức nào trên thế giới đều nhấn mạnh đến việc nhớ ơn tiền nhân. Chịu ơn thì phải trả ơn. Kitô hữu càng phải thể hiện tinh thần hiếu thảo hơn.
- Tưởng nhớ đến ân nhân, người thân, bạn bè, anh chị trong Cộng đoàn. Đó là những người đã cộng tác về vật chất cũng như chia sẻ với nhau về tinh thần. Kitô hữu phải nêu gương trong việc trả ơn đáp nghĩa. Cầu nguyện khuyến khích cộng đoàn sống liên kết với nhau hơn
- Tưởng nhớ các Linh mục, các nam nữ Tu sĩ, ơn gọi. Đây là những người đã từ bỏ tất cả để cống hiến cho cộng đồng, vun đắp đười sống thiêng liêng, để mọi người có thể tiến đến ơn cứu độ. Nhớ đến họ là động lực thúc đẩy ơn gọi.
- Tưởng nhớ các linh hồn mồ côi, hài nhi. Đây là những linh hồn đang bị cô đơn, không có người thân, bạn bè cầu nguyện cho. Mỗi người hãy vì tình thương và bác ái sẵn sàng mở rộng tấm lòng để giải thoát cho họ.
- Truyện: Có vua muốn làm bẽ mặt cận thần, bảo quan kia, mang về lễ hội, vật gì mà kẻ đang vui nhìn vào sẽ buồn và đang buồn nhìn vào sẽ vui. Quan tìm mãi không có, may đến xóm nhỏ, có cụ già bán rong, hỏi mua, cụ đưa cái vòng. Lễ hội đến, vua chắc quan sẽ bẽ mặt. Quan đưa cái vòng, vua cầm tiu nghỉu. Thứ ai đang vui nhìn sẽ buồn và đang buồn nhìn sẽ vui. Vì vòng có chữ ‘Mọi việc sẽ qua.’
- Ngày Cầu hồn được coi là ngày Đại Giỗ. Đừng để người thân của chúng ta bị cô đơn là bất công. Cầu nguyện cho họ cũng chính là cầu nguyện cho chúng ta.
Lm Giuse M. Trần Xuân Chiêu
Copyright © 2021 Bản quyền thuộc về Giáo Phận Thái Bình
Đang online: 188 | Tổng lượt truy cập: 4,041,299