DÀN Ý VÀ SUY NIỆM TIN MỪNG
Lm Giuse M Trần Xuân Chiêu
Tin Mừng (Lc 5,1-11)
Khi ấy, dân chúng chen nhau lại gần Đức Giêsu để nghe lời Thiên Chúa, lúc đó Người đứng ở bờ hồ Giênêsarét. Người trông thấy hai chiếc thuyền đậu gần bờ; những người đánh cá đã ra khỏi thuyền và họ đang giặt lưới. Người xuống một chiếc thuyền, thuyền đó của ông Simon, và Người xin ông đưa ra khỏi bờ mọt chút. Rồi Người ngồi trên thuyền giảng dạy dân chúng. Vừa giảng xong, Người bảo ông Simon rằng: “Hãy đẩy thuyền ra chỗ nước sâu, và thả lưới bắt cá”. Ông Simon thưa Người rằng: “Thưa Thầy, chúng tôi đã cực nhọc suốt đêm mà không được gì hết; nhưng vì lời Thầy, tôi sẽ thả lưới”. Các ông đã thả lưới và bắt được rất nhiều cá; lưới các ông hầu như bị rách.
Bấy giờ các ông làm hiệu cho các bạn đồng nghiệp ở thuyền bên cạnh đến giúp đỡ các ông. Những người này tới, họ đổ cá đầy hai thuyền, đến nỗi những thuyền chở nặng gần chìm. Thấy thế, ông Simon sụp lạy dưới chân Chúa Giêsu và thưa Người rằng: “Lạy Chúa, xin Chúa hãy tránh xa tôi, vì tôi là người tội lỗi”. Ông kinh ngạc và tất cả mọi người ở đó với ông cũng kinh ngạc trước mẻ cá mà các ông vừa mới bắt được; cả ông Giacôbê và Gioan, con ông Giêbêđê, bạn đồng nghiệp với ông Simon cũng thế. Nhưng Chúa Giêsu phán bảo ông Simon rằng: “Đừng sợ hãi: từ đây con sẽ là kẻ chinh phục người ta”. Bấy giờ các ông đưa thuyền vào bờ, và đã từ bỏ mọi sự mà đi theo Người.
CHÈO RA CHỖ NƯỚC SÂU
1. Chỗ nước sâu
- Sau thất bại ở Nadarét, Đức Giêsu ngồi trên thuyền Simon giảng dạy đám đông ‘chen chúc’ bên bờ hồ Ghennêxarét.
- Chèo ra chỗ nước sâu. Đức Giêsu truyền Phêrô ra chỗ nước sâu và kết quả là một chiếc thuyền đầy ắp những cá.
- Chiếc thuyền mầu nhiệm. Giáo Hội Đức Giêsu phải lao vào mọi ngõ ngach của cuộc sống để đem lại sự sống viên mãn.
1. Lời Chúa hôm nay nói về chèo ra chỗ nước sâu
- Đức Giêsu lệnh cho Phêrô thả lưới bắt cá : “Hãy đẩy thuyền ra chỗ nước sâu, và thả lưới bắt cá” (Lc 5,4).
- Phêrô dù đã cực nhọc suốt đêm màm không được gì, nhưng vâng Lời Thầy, thả lưới: “Các ông đã thả lưới và bắt được rất nhiều cá; lưới các ông hầu như bị rách” (Lc 5,5).
- Phêrô được Đức Giêsu trao sứ vụ cứu rỗi mọi người: “Đừng sợ hãi: từ đây con sẽ là kẻ chinh phục người ta” (Lc 5,10).
2. Can đảm ra khơi
- Kitô hữu được mời gọi chèo thuyền ra chỗ nước sâu để thả lưới tình thương. Kitô hữu phải ra chỗ nước sâu, ra khỏi nếp sống tiện nghi, vượt khó để bắt cá người, nhằm giải thoát nhân loại, làm cho thế giới được thăng tiến và cuộc sống sẽ hạnh phúc hơn. Không vào hang, sao bắt được cọp?
- Kitô hữu ra chỗ nước sâu để thực thi sứ vụ tiên tri. Họ sẽ nói nhân danh Chúa, để làm chứng cho Đức Kitô phục sinh. Họ biết phó thác vào Chúa khi chèo ra chỗ nước sâu làm việc. Sự thành công đến với con người không do khả năng cá nhân mà do ơn Chúa, do sự trợ giúp của bạn bè, người thân.
- Kitô hữu chèo ra chỗ nước sâu để hoàn thiện mình. ‘Biết người biết ta trăm trận trăm thắng,’ ‘có công mài sắt có ngày nên kim.’ Tôma Aquinô nói: “Ai sa ngã trong tội lỗi, đó là một con người bình thường. Kẻ nào ở lì trong tội, đó là ác quỷ. Còn ai biết chỗi dậy sau những nhớp nhúa của tội lỗi và tín thác vào ơn trên, người đó là một vị Thánh.”
khiêm tốn nhận lỗi chứ không xấu hổ nói dối.” bài học làon thèm quá.” Linh mục tạ ơn Chúa vì các bạn trẻ đã dạy mình: “Con khỏe.” “Hay là con…?” Anh nói thậton quên ngày ăn chay kiêng thịt?” “Con nhớ.” “ Hay con đang ốm?” “C nhắc: “C chai rượu, liền gặp thanh niên ngồi bên đĩa thịt chó vàMột Linh mục, ngày Lễ Tro, đi thăm giáo dân,-
- Kitô hữu được mời gọi chèo ra chỗ nước sâu để thể hiện lòng trung thành. Tình trạng chồng ăn chả vợ ăn nem quá phổ biến! Người ta hay nói: ‘thương nhau lắm, cắn nhau đau.’ ‘Lửa thử vàng gian nan thử sức,’ người môn đệ phải từ bỏ tất cả và phó thác hoàn toàn vào Chúa để thành công.
- Lên đường truyền giáo đòi hỏi từ bỏ lại tất cả: gia đình, thuyền bè, bỏ laị nghề chài đã thành thạo để bắt tay vào nghề hoàn toàn mới mẻ là chái lưới người ta. Khi con người biết kết hợp mật thiết với Chúa thì dù gặp khó khăn thử thách, chắc chắn họ vẫn bình an và hạnh phúc.
Suy Niệm
Đoạn Tin Mừng đưa ra hai hình ảnh tương phản: trong khi những người dân chài sành sỏi như Phê-rô, Gio-an, Gia-cô-bê, sau một đêm thả lưới không bắt được một con cá nào, mệt nhọc mà không nên nông nỗi gì, Đức Giê-su, sau khi ân cần giảng giải cho đám quần chúng, đã xuất hiện và yêu cầu các Tông đồ thả lưới. Phê-rô vâng lệnh Người và mẻ cá lạ đã đến trước sự kinh ngạc của các ông, cũng như các bạn đồng nghiệp.
Nhiều người băn khoăn, tại sao Đức Giê-su 'kéo rào ngược' bắt ông Phê-rô thả lưới ban ngày, dù đã biết rằng ông đã quá mệt sau một đêm vất vả mà không bắt được con cá nào? Và nếu người khác sành sỏi nghề biển, ở trường hợp của Phê-rô, liệu họ có vâng lời người lạ không? Hai việc đánh cá và việc rao giảng Tin Mừng có ăn nhằm gì với nhau không, mà Chúa Giê-su 'kéo giỗ làm chạp,' lại còn muốn các ông trở thành những ngư phủ người ta?
1. Đánh bắt cá
Mỗi người hãy hình dung Phêrô và các bạn chài trên một chiếc thuyền cũ nát nghèo hèn, trong đêm tối mịt mù với cánh buồm lộng sóng, xa hút ban đêm ra khơi bắt cá. Bất chấp cái nghề truyền thống, từng trải, bất chấp thời gian đêm tối thuận lợi cho việc đánh cá, bất chấp những vất vả mệt nhọc chèo chống con thuyền tung hoành trước sóng gió, nhưng kết quả là hoàn toàn thất bại: một đêm thả lưới mà không bắt được con cá nào.
Mỗi người cũng hãy dõi theo Đức Giê-su đang rao giảng bên bờ hồ Gê-nê-da-ret: Đám đông chen lấn để được thấy Đức Giê-su và nghe Người đang đứng trên một chiếc thuyền của Phê-rô, với những lời thuyết pháp hùng hồn, đưa đám quần chúng đáng thương đang chăm chú lắng nghe lên tầm cao mới của nhận thức.
Người ta ngạc nhiên thấy Đức Giê-su lệnh cho Phê-rô tiếp tục ra khơi thả lưới. Nói theo phạm vi con người, Chúa thật quá đáng, không đếm xỉa gì đến sự mệt nhọc của con người, sau một đêm chèo chống vất vả, bây giờ lại là thời gian ban ngày, còn ai đi đánh cá nữa, trong khi Đức Giê-su lại không hề có chút kinh nghiệm gì về cái nghề ngư phủ, thật là trái khoáy! Phê-rô không biết có bị miễn cưỡng không, nhưng ông vâng lệnh Chúa và tiếp tục ra khơi thả lưới. Phép lạ đã diễn ra, mẻ lưới quá nhiều cá, đến nỗi lưới hầu như bị rách; họ phải ra hiệu kêu gọi các bạn đồng nghiệp đến giúp!
2. Mời gọi Tông đồ
Đức Ki-tô cần người cộng tác để tham gia chương trình cứu độ nhân loại. Đánh cá là một nghề tốt lành, nhưng Đức Ki-tô lại muốn Phê-rô chuyển thành nghề quan trọng hơn; Người muốn cứu vớt các linh hồn bằng việc đến với đám ngư phủ. Đức Giê-su muốn biến các ông thành những kẻ chài lưới người và Chúa làm phép lạ để thuyết phục họ tham gia sứ vụ Người sắp trao phó.
Đức Giê-su tuyển chọn các Tông đồ: Sau khi chứng kiến mẻ cá lạ, Phê-rô kinh ngạc, Gia-cô-bê, Gio-an và các bạn chài lưới đều kinh ngạc; họ sụp lạy Người và tung hô quyền năng Người. Cá bắt được nhiều không do khả năng của họ, mà do quyền năng của Đức Ki-tô. Thông qua mẻ cá lạ, Chúa cho con người một ý nghĩa vô cùng quan trọng, đó là việc cộng tác cứu vớt các linh hồn theo kế hoạch của Người. Từ giờ các ông có thể hoàn toàn tin tưởng, nghe theo và sẵn sàng làm mọi điều Người dạy bảo. Các ông biến nghề nghiệp đánh cá, thành những ngư ông trên biển cả trần gian; các ông hiến dâng thân xác tạm này, đổi lấy hạnh phúc trường tồn. Phê-rô biến sự nghiệp nhỏ bé của mình, đổi lấy chìa khoá để mở cửa Nước Trời.
Ngày nay Chúa vẫn kêu gọi mọi người làm môn đệ Người. Hãy hình dung hình ảnh Đức Giê-su đứng trên một chiếc thuyền cũ nát ở vùng Ca-pha-nam rao giảng; đó là chiếc thuyền mầu nhiệm, đó là Giáo hội của Người. Mỗi người hãy cộng tác để trở thành chiếc thuyền thánh thiêng cho Chúa tiếp tục rao giảng.
3. Để làm môn đệ Chúa
Đức Giê-su tuyển chọn các môn đệ, Người cũng kêu gọi họ phải lắng nghe để thi hành sứ vụ:
Người môn đệ Chúa phải nhận ra mình: Các Tông đồ nhận ra sự yếu đuối, dốt nát, bất lực của họ. Isaia cũng đã từng thốt lên: “Khốn thay tôi, tôi là người môi miệng ô uế”(Is 6,5). Phao-lô nói: “Tôi là người nhỏ nhất trong các Tông đồ.” Còn Phê-rô thốt lên: “Lạy Chúa xin hãy tránh xa con vì con là người có tội”(Lc 5,8). Các Tông đồ nhận ra họ rất nhỏ bé trước Thầy Chí Thánh là Đức Ki-tô và họ cảm nghiệm được nếu không có Chúa, họ không làm được gì. Lịch sử đã làm chứng biết bao người kiêu ngạo, dương dương tự đắc, đều dẫn đến kết quả thảm hại, như A-lê-xan-đơ-rô đại đế đầy uy quyền, một Hit-le đầy sức mạnh, một Tần Thuỷ hoàng giầu có thế lực, tất cả đều kết liễu trong nhục nhã. Khiêm nhường là khởi điểm của thành công; Thiên Chúa có thể biến đổi những người tội lỗi yếu kém, nếu biết ăn năn, trở thành những nhân vật giá trị. Những lúc thất vọng, rã rời trong cuộc sống tinh thần cũng như vật chất, mỗi người hãy noi gương các Tông đồ, biết nhận ra quyền năng Chúa giúp con người vượt qua. Dân gian thường nói: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên.” Con người sẽ gặp muôn vàn khó khăn thử thách lớn, nhất là vượt qua cái tôi bản ngã, tự hào tự mãn, cái ích kỷ hẹp hòi, vượt ra khỏi tính tự ái của mình.
Các bài đọc nhấn mạnh tinh thần vâng nghe: Tiên tri Isaia đã thưa với Chúa: “Dạ con đây xin sai con đi”(Is 6,8). Phao lô vâng lời ra đi và gặp biết bao thử thách và bách hại đạo khủng khiếp, Phê-rô bỏ nghề bắt cá và theo Chúa làm nghề chài lưới người. Nếu như Phê-rô cố chấp không vâng lời Đức Giê-su thả lưới, nếu ông coi thường Chúa là người không biết gì về ngư phủ, làm sao các ông được chứng kiến phép lạ; chính vì sự vâng lời, ông thành công và ông được Chúa đặt là thuyền trưởng các Tông đồ. Truyện kể, khi tới phi trường Havana, Đức Gioan Phao Lô hỏi chủ tịch Phi-đen Ca-tơ-rô: mấy giờ rồi? Mọi người ngạc nhiên vì ít khi hai nhân vật lớn lại hỏi nhau về thời giờ, cứ như chẳng có gì để nói; Tuy nhiên Đức Giáo hoàng muốn nhắc khéo Phi-đen Ca-tơ-rô: thời gian của ông đã hết. Và đúng như vậy, ngày 25/01 Đức Giáo hoàng cử hành thánh lễ trọng thể tại quảng trường Cách mạng, hình ảnh Chúa Giêsu được trưng cao hơn tất cả các ảnh lãnh tụ, và lần đầu tiên sau 39 năm chống đạo, Phi-đen-ca-tơ-rô nghiêm trang dự lễ và nghe Đức Giáo hoàng giảng dài 40 phút, trong khi mọi người tán dương và vỗ tay hoan hô nhiều lần; Phi-đen Ca-tơ-rô đã trở thành công cụ, thành chiếc thuyền cho sứ giả của Chúa rao giảng.
Hết mọi người, đặc biệt người giáo dân đều là phương tiện tốt để làm tông đồ nơi môi trường mình đang sinh sống. Hãy ra đi và làm chứng nhân cho Chúa.
Lm Giuse M Trần Xuân Chiêu
Copyright © 2021 Bản quyền thuộc về Giáo Phận Thái Bình
Đang online: 51 | Tổng lượt truy cập: 5,084,751