LOẠT BÀI
DÀN Ý VÀ SUY NIỆM TIN MỪNG NĂM C
Chúa nhật III Mùa Vọng
Lm Giuse M Trần Xuân Chiêu
Phúc Âm (Lc.3,10-18)
Khi ấy, dân chúng hỏi Gioan rằng: “Vậy chúng tôi phải làm gì ?” Ông trả lời: “Ai có hai áo, hãy cho người không có, ai có của ăn, cũng hãy làm như vậy.” Cả những người thu thuế cũng đến xin chịu phép rửa và thưa rằng: “Thưa Thầy, chúng tôi phải làm gì ?” Gioan đáp: “Các ngươi đừng đòi gì quá mức đã ấn định cho các ngươi”. Các quân nhân cũng hỏi: “Còn chúng tôi, chúng tối phải làm gì?” Ông đáp: “Đừng ức hiếp ai, đừng cáo gian ai, các ngươi hãy bằng lòng với số lương của mình.” Vì dân chúng đang mong đợi và mọi người tự hỏi trong lòng về Gioan rằng: “Có phải chính ông là Đức Ki tô chăng ?” Gioan trả lời cho mọi người rằng: “Tôi thì lấy nước mà rửa các ngươi, nhưng Đấng quyền năng hơn tôi sẽ đến, tôi không xứng đáng cởi dây giầy cho Người. Chính Người sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần và lửa. Người cầm nia trong tay mà sẩy sân lúa của người, rồi thu lúa vào kho, còn rơm thì đốt đi trong lửa không hề tắt !” Ông còn khuyên họ nhiều điều nữa khi rao giảng tin mừng cho dân chúng.
HÃY VUI LÊN
1. Vui lên
- Vui: Vui vẻ, yên vui. Lên: Lên trên, lên trước; thúc giục.
- Vui lên, jollify: Vui vẻ, phấn khích trong lòng: “Người vui thì cảnh cũng vui, người buồn cảnh có vui bao giờ.”
.Canh Thức Phục sinh được dùng trong Đêm là bài công bố Tin Mừng Phục SinhMừng vui lên -
2. Lời Chúa hôm nay nói về niềm vui Chúa đến
- Sôphônia kêu gọi Itrael ca lên, vì Chúa đẩy lui ngoại bang: “Hỡi Israel, hãy hân hoan và hãy nhảy mừng lên hết tâm hồn, vì Chúa đã đuổi lui quân thù của ngươi” (Xp 3,14).
- Phaolô mời mọi người vui lên vì Chúa sắp đến: “Anh em hãy vui lên! Đức ôn hoà của anh em phải sáng tỏ trước mặt mọi người, vì Chúa đã gần đến” (Pl 4,4).
- Gioan thông báo niềm vui Chúa đến: “Tôi lấy nước mà rửa các ngươi, nhưng Đấng quyền năng hơn tôi sẽ đến, tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người” (Lc 3,16).
3. Hãy vui lên
- Hãy vui lên, vì Chúa đã tha thứ. Thiên Chúa dựng nên con người để chia sẻ niềm vui trong tình yêu và hợp nhất với Ngài. Nhưng con người đã đánh mất niềm vui vì phạm tội. Chúa tha thứ tội lỗi, hứa ban Đấng cứu độ, không phải là vì con người có công mà vì sáng kiến tình thương của Ngài.
- Hãy vui lên, vì Chúa thực hiện lời hứa. ‘Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi sai Con Một của mình xuống để cứu rỗi thế gian, để ai tin vào Ngài thì sẽ được ơn cứu rỗi.’ Giáng Sinh là dịp loài người gặp gỡ Chúa nơi máng cỏ, ngắm ánh sao, nghe ca hát, vì Chúa đã đến sống với con người.
- Ngụ ngôn: Noel, mọi loài dâng quà cho Chúa. Chị bò cái dâng sữa, cô khỉ biếu mấy trái cây, Chúa Hài đồng nhận hết. Cáo xuất hiện, nhưng không thấy lễ vật. Cáo quì thì thầm: Con dâng lên Chúa lòng quỷ quyệt của con! Mọi con vật bỡ ngỡ: Kỳ cục vậy? Chúa vui đặt tay trên đầu chúc lành cho cáo.
- Hãy vui lên, vì cuộc sống đổi thay. Người ta vui vì thoát nạn, vui vì có quà, gặp lại người nhà, hay con cái đỗ đạt. Thế giới vui vì được bình an, cuộc sống phát triển. Không chỉ là niềm vui bề ngoài như trang trí, ăn uống, mà vui vì ơn Chúa dồi dào. Noel là niềm vui cho toàn thể loài người.
- Hãy vui lên, vì Tin Mừng đã được loan báo. Niềm vui Tin mừng là niềm vui trao tặng, niềm vui biến đổi đời người, niềm vui cứu độ, những niềm vui bất tận. Tin Mừng mạc khải chân lí về chính Thiên Chúa. Tin Mừng luôn là những lời mời gọi con người sống trong niềm hạnh phúc tuyệt diệu. Niềm vui của Thiên Chúa được thể hiện qua các trang Tin Mừng.
gọt ngào tốt đẹp lắm thay, anh em được sống sum vầy bên nhau.’, ‘nGiáo Hộisự ngọt ngào hạnh phúc của màu nhiệm nghiệm được trải chưa Tuy nhiên, họ không được tự do hưởng thụ!, , hôn nhân bó buộc, kiềm chế đam mê lề luậthàng rào luôn bị ức chế bởi: Giáo Hội cho rằng, sống trongó người . C ThánhHội- Người Công Giáo vui vì được sống trong
- Kitô hữu hãy thốt lên những lời của Đức Maria, ‘linh hồn tôi ngợi khen Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng trong Chúa Đấng cứu độ tôi.’
Suy Niệm
Mặc dầu chứng kiến tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng của xã hội It-ra-en, tiên tri Sô-phô-ni-a vẫn khích lệ dân chúng vui lên, vì Thiên Chúa sẽ giải thoát họ. Thánh Phao-lô cũng cùng một tâm trạng đó, động viên các tín hữu: “Anh em hãy vui lên trong Chúa.” Đặc biệt, trong bài Phúc Âm, bất chấp những bất công, áp bức, Gio-an vẫn đưa ra những hy vọng đầy tràn về một xã hội công bình và niềm vui tràn ngập.
Tuy nhiên, người ta thắc mắc làm sao một người ở vùng sâu vùng xa như Gioan, mà lại có sức cuốn hút như vậy? Cả các chức sắc vị vọng đều đến xin thụ huấn: “vậy tôi phải làm gì?” Sức mạnh gì có thể làm cho cả những hạng người tội lỗi, như bọn thu thuế, lính tráng, ăn năn để được cứu độ?
1. Vai trò Gioan
Gio-an tiền hô Đấng Cứu Thế: Sau những năm ẩn dật, Gio-an xuất hiện trước quần chúng, rao giảng sự thống hối và phép rửa kèm theo. Mọi tầng lớp khác nhau trong tôn giáo, cũng như ngoài xã hội đến xin chỉ giáo, kể cả kẻ ít tư cách nhất dưới con mắt người It-ra-en, là những người thu thuế và cảnh sát. Dân It-ra-en đã được báo trước là Đấng Thiên Sai sẽ đến và họ muốn biết họ có xứng đáng đón nhận không: chúng tôi phải làm gì để đón nhận Đấng cứu độ?
Gioan làm phép rửa tại sông Gio-đan: Để nhấn mạnh giá trị của sự hoán cải, Gioan làm phép rửa công khai. Hình ảnh nước, gió và lửa trong phép rửa nói lên ý nghĩa việc ông làm. Người ta thường nói về sức mạnh của nước biển. Thần Khí của Chúa cũng sẽ tác động người ta như nước thủy triều, họ bị dìm sâu trong đó. Thần Khí cũng như cơn giông mãnh liệt, thổi sạch hạt thóc lép, những thói hư, những quyến rũ tầm thường nơi con người. Đặc biệt là lửa, một thứ lửa không hề tắt mới khủng khiếp làm sao! Lửa Thần Khí sẽ giúp con người hâm nóng, hòng tránh thứ lửa đốt cháy thiêu rụi trong lửa hoả ngục đời đời.
2. Những đòi hỏi
Trước những dòng người đến chịu phép rửa, với những câu hỏi muốn hoàn thiện bản thân để được sống đời đời, Gio-an công khai đưa ra những điều kiện:
Gioan kêu gọi sự công bằng: Trong khi dân Chúa đang bị gót giầy ngoại bang chà đạp, dân chúng bị áp bức khổ đau, Gio-an đưa ra lời khuyên đầu tiên cho họ, qua người thu thuế và người lính: hãy sống công bình, hãy bằng lòng với số lương của mình, đừng vơ vét bóc lột người khác. Con người đang trải nghiệm một xã hội không công bằng. Thế giới với bao nhiêu trò tiêu khiển, được mời gọi rao bán trên các kênh truyền thông, điện toán; các sòng bạc, các tụ điểm tiêm chích đang làm nhiều người đến chỗ đường cùng của cuộc sống. Nếu ai cũng biết sống công bình, xã hội sẽ tươi đẹp biết bao! Người ta vui vẻ với những gì họ có, giảm bớt bao nhiêu gánh nặng cho xã hội và tha nhân.
Gioan kêu gọi tinh thần bác ái: Nói đến công bằng là phải nói đến bác ái. Gio-an không bảo họ phải đi ẩn tu hay sống khắc khổ, mà khuyên họ hãy thực thi giới luật yêu thương và bác ái, hãy chia cơm sẻ áo cho anh em mình, lá lành đùm lá rách. Để tìm được niềm tin, mỗi người hãy nhìn vào thực tế, vào túi áo hay chạn đồ ăn thay vì quảng cáo, hay lí thuyết suông, hoặc bằng những dòng luận văn, sách vở nhàm chán!
3. Người Ki-tô hữu ngày nay
Gio-an không chỉ đưa ra các điều kiện phải làm để được sống đời đời, ngài còn muốn nhắc người Ki-tô hữu mọi thời biết thực hành, thông qua phép rửa sám hối:
Hãy luôn biết đặt câu hỏi “chúng ta phải làm gì?” Mỗi người nên đặt câu hỏi này, mỗi khi bắt đầu công việc. Người thanh niên giàu có hỏi Chúa: tôi phải làm gì để được sống đời đời? Ni-cô-đê-mô cũng đã hỏi Chúa: tôi phải làm gì? Phê-rô cũng từng thưa với Chúa: tôi phải làm gì, khi ông đang trên đường trốn khỏi Rô-ma. Con người, bất kể lớn, trẻ, già, chức sắc cũng đều phải hỏi mình, là đã, đang và sẽ làm gì để được sống đời đời.
Hãy tỏ lòng sám hối: Con người cần luôn được đổi mới, đó là chính sách ưu tiên của quốc gia, mỗi khi bị lâm nguy bởi những tư tưởng bảo thủ đe doạ. Nếu mỗi cá nhân, gia đình, xã hội đều nhận ra chân tướng của mình, thì chắc chắn loài người sẽ đổi thay rất nhiều. Người ta rất sợ những cán bộ bảo thủ, họ sẽ dần đem đất nước trở lại thời kì đồ đá; người ta rất sợ những linh mục tu sĩ bảo thủ, họ làm cho giáo thuyết trở nên nghèo nàn lạc hậu, đánh mất niềm tin người Kitô hữu. Mỗi người hãy làm lại chính mình, như người It-ra-en xưa, để đổi thay bộ mặt xã hội và đón nhận Đức Ki-tô. Chỉ có sám hối mới giúp con người thoát khỏi thứ lửa, mà Chúa Ki-tô nói trong bài Phúc Âm hôm nay.
Hãy biểu lộ tình thương: Đây là hành động ưu tiên trên hết, vì tình yêu là bản chất của Thiên Chúa. Gio-an kêu gọi tinh thần vị tha; xã hội cũng đòi hỏi phải yêu thương chia sẻ; đặc biệt, Giáo hội Chúa Ki-tô là Giáo hội của người nghèo, hãy đi tiên phong trong lĩnh vực này, cho đúng nghĩa với đặc tính của Giáo hội tình thương. Qua nghĩa cử yêu thương, người Ki-tô hữu thực sự chuẩn bị đón nhận ngày Chúa giáng trần, đó là bảo chứng cho lần xuất hiện cuối cùng trong vinh quang và uy quyền của ngày Chúa Quang lâm.
Một người mang danh Ki-tô hữu không thể nói là không biết làm gì. Mỗi người chúng ta hãy lắng nghe và thực hành ý muốn của Chúa để mãi là chứng nhân trung thành của Người.
Lm Giuse M Trần Xuân Chiêu
Copyright © 2021 Bản quyền thuộc về Giáo Phận Thái Bình
Đang online: 65 | Tổng lượt truy cập: 4,405,383