LU-CA 9,51-10,42
Câu 1: Sợi chỉ đỏ xuyên suốt Lu-ca 9,51-10,42 là gì?
Thưa: Sợi chỉ đỏ xuyên suốt Lu-ca 9,51-10,42 là việc Đức Giê-su bắt đầu cuộc hành trình lên Giê-ru-sa-lem để hoàn tất sứ mạng cứu độ và dạy các môn đệ của Ngài sống ơn gọi một cách dứt khoát, trọn vẹn và đầy lòng thương xót.
Phần này có thể được chia thành các tiểu đoạn sau:
Câu 2. Tại sao Đức Giê-su "nhất quyết đi lên Giê-ru-sa-lem"?
Thưa: Tin Mừng Lu-ca viết: “Khi đã tới ngày Đức Giê-su được rước lên trời, Người nhất quyết đi lên Giê-ru-sa-lem” (Lc 9,51). Điều này cho thấy Chúa Giê-su biết rõ sứ mạng của Ngài: lên Giê-ru-sa-lem để chịu khổ nạn, chết và sống lại hầu cứu độ nhân loại. Đây là hành trình tự nguyện và đầy quyết tâm của tình yêu hy sinh.
Câu 3: Tại sao người Sa-ma-ri không đón tiếp Chúa Giê-su chỉ vì Người đi lên Giê-ru-sa-lem (c 53)?
Thưa: Thưa, xét về khía cạnh lịch sử, người Sa-ma-ri và người Do-thái có mâu thuẫn tôn giáo và chính trị lâu đời, nên họ tỏ thái độ thù nghịch với bất kỳ ai đang trên đường đến Giê-ru-sa-lem. Xét về khía cạnh thần học, sứ vụ của Chúa Giê-su không thể tránh khỏi việc bị từ chối và cái chết, và Giê-ru-sa-lem chính là nơi Chúa bị chối bỏ và kết án cách chung cục và khốc liệt.
Câu 4: Khi Gia-cô-bê và Gio-an hỏi Chúa Giê-su: “Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu hủy họ không?” (c 54), Ngài đã phản ứng thế nào?
Thưa: Chúa Giê-su quở trách họ (c. 55), bởi vì họ không hiểu rằng Ngài không thực hiện ý muốn của Thiên Chúa bằng sức mạnh và bạo lực, mà qua sự đau khổ, cái chết và sự phục sinh.
Câu 5: Chúa Giê-su nói gì với ba người muốn theo Ngài (Lc 9,57-62)?
Thưa: Đức Giê-su dạy rằng: họ phải biết rằng việc liên kết với Ngài, có nghĩa là cắt đứt với quá khứ và những ràng buộc cũ, và ưu tiên cao nhất của họ phải là vương quốc của Thiên Chúa. Cụ thể, Chúa trả lời ba người đó như sau:
Câu 6: Những đòi hỏi này có áp dụng cho chúng ta ngày nay không?
Thưa: Có, vì ba cuộc trò chuyện này (Lc 57-58; 59-60; 61-62) chủ yếu nói về việc làm tông đồ hơn là lời gọi ba môn đệ cụ thể. Ba người đến xin làm môn đệ Chúa không được nêu tên; họ đại diện cho những hạng người khác nhau muốn làm môn đệ Chúa. Hơn nữa, ba câu trả lời của Chúa là cách áp dụng trong những hoàn cảnh khác nhau đòi hỏi mà Ngài đã yêu cầu trước đây (Lc 9,23-26): từ bỏ bản thân, vác thập giá hằng ngày để theo Chúa (x. 9,23).
Câu 7: Ý chính của Lu-ca 10,11-12 là gì?
Thưa: Ý chính của Lu-ca 10,1-12 là sứ mạng truyền giáo và những nguyên tắc Chúa Giê-su đặt ra cho các môn đệ khi họ được sai đi. Cụ thể:
Câu 8: Khi nhóm Bảy Mươi Hai trở về, hớn hở nói: “Thưa Thầy, nghe đến danh Thầy, cả ma quỷ cũng phải khuất phục chúng con” (c.16), Chúa Giê-su phản ứng ra sao?
Thưa: Đức Giê-su bảo các ông: “Thầy đã thấy Xa-tan như một tia chớp từ trời sa xuống. Đây, Thầy đã ban cho anh em quyền năng để đạp lên rắn rết, bọ cạp và mọi thế lực Kẻ Thù, mà chẳng có gì làm hại được anh em. Tuy nhiên, anh em chớ mừng vì quỷ thần phải khuất phục anh em, nhưng hãy mừng vì tên anh em đã được ghi trên trời” (Lc 10,18-20).
Câu 9: Sau đó, Chúa Giê-su đã làm gì?
Thưa: “Ngay giờ ấy, được Thánh Thần tác động, Đức Giê-su hớn hở vui mừng và nói: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu kín không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha” (c. 21)
Câu 10: Chúa Giê-su đã nói gì về mối quan hệ của Ngài với Chúa Cha?
Thưa: Chúa Giê-su nói: “Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết người Con là ai, trừ Chúa Cha, cũng như không ai biết Chúa Cha là ai, trừ người Con, và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho.” (c. 22). Ngài khẳng định mối quan hệ độc nhất giữa Ngài và Chúa Cha, và quyền năng của Ngài đến từ Chúa Cha. Chỉ những ai được mặc khải mới hiểu được điều này.
Câu 11: Đức Giê-su nói gì về đặc ân của các môn đệ?
Thưa: Ngài nói với họ: “Phúc thay mắt nào được thấy điều anh em thấy! 24Quả vậy, Thầy bảo cho anh em biết: nhiều ngôn sứ và nhiều vua chúa đã muốn thấy điều anh em đang thấy, mà không được thấy, muốn nghe điều anh em đang nghe, mà không được nghe.” (cc. 23-24)
Câu 12: Đức Giê-su phản ứng thế nào khi có người thông luật hỏi: “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời?”(c.25)
Thưa: Đức Giê-su kể câu chuyện người Sa-ma-ri nhân hậu để dạy người ấy rằng: thay vì hỏi “Ai là người thân cận của tôi?” hãy trở nên người thân cận của người khác bằng cách biết xót thương và giúp đỡ người khác, bất kể họ là ai (cc. 29-37). Chúng ta cũng vậy, hãy noi gương người Sa-ma-ri nhân hậu, sống yêu thương và phục vụ những người ta gặp gỡ.
Thưa: Mỗi người chúng ta phải vừa là Mác-ta vừa là Ma-ri-a. Thật vậy, một mặt, chúng ta được mời gọi ngồi dưới chân Chúa để lắng nghe và suy gẫm lời Ngài như Ma-ri-a. Mặt khác, giống như Mác-ta, chúng ta cũng phải biết yêu thương, phục vụ anh chị em mình hết lòng Đức Giê-su đã dạy chúng ta.
BAN GIÁO LÝ ĐỨC TIN GPTB
Copyright © 2021 Bản quyền thuộc về Giáo Phận Thái Bình
Đang online: 125 | Tổng lượt truy cập: 6,010,089