Bài 18
Lu-ca 11,1-54
Câu 1: Chương 11 của Tin Mừng Lu-ca trình bày những biến cố nào của Đức Giê-su?
Thưa: Thánh sử Lu-ca trình bày ba biến cố chính trong chương 11:
Câu 2: Đâu là bối cảnh và nội dung của lời cầu nguyện mà Đức Giê-su dạy các môn đệ?
Thưa: Về bối cảnh: 1Có một lần Đức Giê-su cầu nguyện ở nơi kia. Người cầu nguyện xong, thì có một người trong nhóm môn đệ nói với Người: "Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gio-an đã dạy môn đệ của ông."
Về nội dung của lời cầu nguyện, Đức Giê-su dạy các môn đệ: "Khi cầu nguyện, anh em hãy nói: "Lạy Cha, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, Triều Đại Cha mau đến, 3 xin Cha cho chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy; 4 xin tha tội cho chúng con, vì chính chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con, và xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ."
Câu 3: Bối cảnh của câu chuyện về việc Đức Giê-su dạy các môn đệ cầu nguyện nói lên điều gì?
Thưa: Thánh sử Lu-ca đã trình bày cho chúng ta thấy Đức Giê-su cầu nguyện trước khi các môn đệ đến xin Đức Giê-su dạy cho họ cách cầu nguyện (11,1). Hơn nữa, chỉ trong câu 1-2 có tới 4 lần tác giả dùng động từ “cầu nguyện”. Điều này cho thấy cầu nguyện là một thực hành thường xuyên và quan trọng đối với Đức Giê-su.
Câu 4: Nội dung lời cầu nguyện Đức Giê-su dạy các môn đệ trong Lc 11,1-4 bao gồm những điểm chính yếu nào?
Thưa: Đức Giê-su nhấn mạnh tới ba điểm chính trong lời cầu nguyện:
Câu 5: Sau khi dạy các môn đệ cầu nguyện, Đức Giê-su đã dùng câu chuyện gì để minh họa? (x. Lc 11,5-8)
Thưa: Đức Giê-su còn nói với các ông: "Ai trong anh em có một người bạn, và nửa đêm đến nhà người bạn ấy mà nói: "Bạn ơi, cho tôi vay ba cái bánh,6 vì tôi có anh bạn lỡ đường ghé lại nhà, và tôi không có gì dọn cho anh ta ăn cả";7 mà người kia từ trong nhà lại đáp: "Xin anh đừng quấy rầy tôi: cửa đã đóng rồi, các cháu lại ngủ cùng giường với tôi, tôi không thể dậy lấy bánh cho anh được? 8 Thầy nói cho anh em biết: dẫu người kia không dậy để cho người này vì tình bạn, thì cũng sẽ dậy để cho người này tất cả những gì anh ta cần, vì anh ta cứ lì ra đó.
Câu 6: Câu chuyện ở Lc 11,5-8 nhấn mạnh điều gì ?
Thưa: Qua câu chuyện đó, Đức Giê-su mời gọi các môn đệ và các Ki-tô hữu trước hết là hãy kiên trì cầu nguyện. Và Ngài khẳng định: 9 "Thế nên Thầy bảo anh em: anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho. 10 Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho.11 Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, thì thay vì cá lại lấy rắn mà cho nó? 12 Hoặc nó xin trứng lại cho nó bò cạp? 13 Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình của tốt của lành, phương chi Cha trên trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao?
Câu 7: Sau khi Đức Giê-su trừ một tên quỷ câm, những người chứng kiến phản ứng như thế nào?
Thưa: Khi Đức Giê-su trừ một tên quỷ, và nó là quỷ câm. Khi quỷ xuất rồi, thì người câm nói được. Đám đông lấy làm ngạc nhiên.15 Nhưng trong số đó có mấy người lại bảo: "Ông ấy dựa thế quỷ vương Bê-en-dê-bun mà trừ quỷ." 16 Kẻ khác lại muốn thử Người, nên đã đòi Người một dấu lạ từ trời.
Câu 8: Trước thái độ này, Đức Giê-su đã phản ứng như thế nào?
Thưa: Đức Giê-su biết tư tưởng của họ, nên nói: "Nước nào tự chia rẽ thì sẽ điêu tàn, nhà nọ đổ xuống nhà kia.18 Nếu Xa-tan cũng tự chia rẽ chống lại chính mình, thì nước nó tồn tại sao được? ... bởi lẽ các ông nói tôi dựa thế Bê-en-dê-bun mà trừ quỷ.19 Nếu tôi dựa thế Bê-en-dê-bun mà trừ quỷ, thì con cái các ông dựa thế ai mà trừ? Bởi vậy, chính họ sẽ xét xử các ông.20 Còn nếu tôi dùng ngón tay Thiên Chúa mà trừ quỷ, thì quả là Triều Đại Thiên Chúa đã đến giữa các ông.
Câu 9: Câu nói của Đức Giê-su “20 Còn nếu tôi dùng ngón tay Thiên Chúa mà trừ quỷ, thì quả là Triều Đại Thiên Chúa đã đến giữa các ông” nói lên điều gì?
Thưa: Qua câu nói đó, thánh Lu-ca muốn tuyên xưng rằng Đức Giê-su là Đấng có quyền năng chế ngự sức mạnh của ma quỷ và mọi thế lực xấu xa. Thứ hai, quyền năng đó cho thấy sức mạnh của Nước Thiên Chúa đang hiện diện trên trần gian.
Câu 10: Đức Giê-su nói: "Ai không đi với tôi là chống lại tôi, và ai không cùng tôi thu góp là phân tán” dạy điều gì?
Thưa: Đức Giê-su muốn nhấn mạnh về việc con người cần phải đưa ra sự lựa chọn. Hoặc là họ chọn Thiên Chúa và đi theo đường lối của Ngài, hoặc là từ chối và đi theo con đường chống đối.
Câu 11. Câu chuyện về thần ô uế xuất khỏi một người sau đó lại quay lại người đó ở Lc 11,24-26 muốn nói lên điều gì?
Thưa: Qua câu chuyện đó, thánh Lu-ca muốn nhấn mạnh rằng, ngay cả khi đã được chữa lành và được trừ quỷ, con người vẫn luôn bị ma bỉ dóm ngó và không từ bỏ quay lại để cám dỗ. Do đó, họ cần phải luôn luôn tỉnh thức và cậy dựa vào ơn Chúa giúp thì mới có thể vượt qua, nếu không thì tình trạng sẽ còn thê thảm hơn trước.
Câu 12: Khi Đức Giê-su đang giảng dạy, người phụ nữ đã đứng lên và nói gì?
Thưa: 27 Khi Đức Giê-su đang giảng dạy, thì giữa đám đông có một người phụ nữ lên tiếng thưa với Người: "Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm! "28 Nhưng Người đáp lại: "Đúng hơn phải nói rằng: Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa."
Câu 13: Câu nói của người phụ nữ và câu trả lời của Đức Giê-su ở Lu-ca 11,27-28 dạy chúng ta điều gì?
Thưa: Qua câu nói đó, Đức Giê-su muốn khẳng định việc lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa là một mối phúc. Mối phúc này đảm bảo và mang lại cho họ sự sống vình cửu trên Nước Trời.
Câu 14: Đức Giê-su đã trả lời như thế nào khi có những người đòi xin Ngài làm một dấu lạ? (11,29-32)
Thưa: Đức Giê-su đã nói với họ: "Thế hệ này là một thế hệ gian ác; chúng xin dấu lạ. Nhưng chúng sẽ không được thấy dấu lạ nào, ngoài dấu lạ ông Giô-na.30 Quả thật, ông Giô-na đã là một dấu lạ cho dân thành Ni-ni-vê thế nào, thì Con Người cũng sẽ là một dấu lạ cho thế hệ này như vậy.31 Trong cuộc Phán Xét, nữ hoàng Phương Nam sẽ đứng lên cùng với những người của thế hệ này và bà sẽ kết án họ, vì xưa bà đã từ tận cùng trái đất đến nghe lời khôn ngoan của vua Sa-lô-môn; mà đây thì còn hơn vua Sa-lô-môn nữa.32 Trong cuộc Phán Xét, dân thành Ni-ni-vê sẽ chỗi dậy cùng với thế hệ này và sẽ kết án họ, vì xưa dân ấy đã sám hối khi nghe ông Giô-na rao giảng; mà đây thì còn hơn ông Giô-na nữa.
Câu 14: Hai ví dụ mà Đức Giê-su đưa ra nhắm ám chỉ điều gì?
Thưa: Đức Giê-su cảnh báo sự phán xét khắc nghiệt dành cho những người đang nghe Ngài nhưng không sám hối. Dân thành Ni-ni-vê là những người ngoại đã sám hối trước lời rao giảng của Giô-na. Nữ hoàng Phương Nam là người ngoại đã nghe sự khôn ngoan mà Thiên Chúa ban cho Sa-lô-môn. Ngược lại, chính Ít-ra-en - Dân Thiên Chúa, lại không chịu sám hối theo lời mời gọi của Đức Giê-su, mặc dù họ đã được chứng kiến những phép lạ Đức Giê-su làm, là những dấu hiệu cho thấy Ngài là Đấng được Thiên Chúa sai đến. Chính vì thế, dân thành Ni-ni-vê và nữ hoàng Phương Nam sẽ đứng lên tố cáo họ trong ngày phán xét.
Câu 15: Đức Giê-su dùng hình ảnh ẩn dụ của “ánh sáng cây đèn” và “mắt sáng” nhằm ám chỉ điều gì ở Lc 11,33-36?
Thưa: Đức Giê-su đã dùng hình ảnh ánh sáng của cây đèn để giới thiệu về mình. Ngài chính là ánh sáng thật đã đến trong thế gian để chiếu rọi cho mọi người ở trong bóng tối được thấy. Các môn đệ cần phải tiếp nhận ánh sáng đó và phản chiếu ánh sáng đó cho những xung quanh.
Câu 16: Đâu là thái độ của Đức Giê-su đối với nhóm Pha-ri-sêu về vấn đề rửa tay trước bữa ăn?
Thưa: Đức Giê-su nói với họ rằng: "Thật, nhóm Pha-ri-sêu các người, bên ngoài chén đĩa, thì các người rửa sạch, nhưng bên trong các người thì đầy những chuyện cướp bóc, gian tà. 40 Đồ ngốc! Đấng làm ra cái bên ngoài lại đã không làm ra cái bên trong sao? 41 Tốt hơn, hãy bố thí những gì ở bên trong, thì bấy giờ mọi sự sẽ trở nên trong sạch cho các người.
Câu 17: Ngoài vấn đề về luật thanh sạch, Đức Giê-su còn lên án các ông Pha-ri-sêu về điều gì?
Thưa: Đức Giê-su còn lên án họ: 42 Khốn cho các người, hỡi các người Pha-ri-sêu! Các người nộp thuế thập phân về bạc hà, vân hương, và đủ thứ rau cỏ, mà xao lãng lẽ công bình và lòng yêu mến Thiên Chúa. Các điều này phải làm, mà các điều kia cũng không được bỏ.43 Khốn cho các người, hỡi các người Pha-ri-sêu! Các người thích ngồi ghế đầu trong hội đường, thích được người ta chào hỏi ở nơi công cộng.44 Khốn cho các người! Các người như mồ mả không có gì làm dấu, người ta giẫm lên mà không hay."
Câu 19: Đức Giê-su khiển trách các nhà thông luật về điều gì? (Lc 11,46-52)
Thưa: 46 Đức Giê-su nói với họ: "Khốn cho cả các người nữa, hỡi các nhà thông luật! Các người chất trên vai kẻ khác những gánh nặng không thể gánh nổi, còn chính các người, thì dù một ngón tay cũng không động vào.
47 "Khốn cho các người! Các người xây lăng cho các ngôn sứ, nhưng cha ông các người đã giết chết các vị ấy!48 Như vậy, các người vừa chứng thực vừa tán thành việc làm của cha ông các người, vì họ đã giết các vị ấy, còn các người thì xây lăng.
52 "Khốn cho các người, hỡi những nhà thông luật! Các người đã cất giấu chìa khoá của sự hiểu biết: các người đã không vào, mà những kẻ muốn vào, các người lại ngăn cản."
Câu 20: Những lời khiển trách của Đức Giê-su với các nhà thông luật dạy chúng ta điều gì?
Thưa: Những lời đó dạy chúng ta có thể rút ra những bài học sau: thứ nhất, không nên chất thêm gánh nặng cho người khác khi mà mình không muốn làm, nhưng cần thể hiện lòng thương xót với đồng loại (11, 46). Thứ hai, cần phải sống, đối xử tốt và biết chia sẻ với mọi người ngay đời này (11, 47-48). Thứ ba, lời nói phải đi đôi với việc làm để không gây tổn hại đến cộng đoàn (11,52).
Câu 21: Tại sao Đức Giê-su lại nói “thế hệ này sẽ bị đòi nợ máu” (Lc 11,49-51)
Thưa: Vì họ đã giết các Ngôn sứ và tông đồ mà Thiên Chúa sai đến giảng dạy cảnh tỉnh họ sám hối, nhưng họ đã không nghe và còn truy lùng để giết. Do đó họ sẽ bị xét xử về những hành động bạo lực này.
Câu 22: Đâu là thái độ của những người kinh sư và Pha-ri-sêu đối với Đức Giê-su sau khi họ bị khiển trách?
Thưa: 53 Khi Đức Giê-su ra khỏi đó, các kinh sư và các người Pha-ri-sêu bắt đầu căm giận Người ra mặt, và vặn hỏi Người về nhiều chuyện,54 gài bẫy để xem có bắt được Người nói điều gì sai chăng.
BAN GIÁO LÝ ĐỨC TIN GPTB
Copyright © 2021 Bản quyền thuộc về Giáo Phận Thái Bình
Đang online: 105 | Tổng lượt truy cập: 6,253,790