CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA
DÀN Ý
LM. Giuse M. Trần Xuân Chiêu
1. Phép rửa
- Nước là nguồn gốc của sự sống và sung túc, khi thiếu nước sẽ làm mất đi mọi phong phú, như đã từng xảy ra trong sa mạc. – ‘Rửa tội’ tiếng Hy lạp nghĩa là ‘nhận chìm’ (GLCG 1214). Tắm với nước là một nghi thức thông thường của nhiều niềm tin khác nhau để diễn tả việc thanh tẩy cho khởi đầu mới.
- Bí tích Rửa tội là nhận chìm con người trong cái chết và phục sinh của Chúa, rửa con người cũ bị tội lỗi thống trị, ngăn cách với Chúa, tái sinh thành con người mới.
2. Lời Chúa hôm nay nói về phép rửa
- Sách Tông Đồ Công Vụ thuật lại: “Sau khi Gioan rao giảng phép rửa: ấy là Chúa Giêsu thành Nadarét. Chúa đã dùng Thánh Thần xức dầu tấn phong Người” (Cv 10, 34-38).
- Gioan xác nhận về phép rửa của mình: “Tôi rửa anh em trong nước, nhưng Đấng cao trọng hơn tôi đang đến, Người sẽ rửa anh em trong Thánh Thần và trong lửa!” (Lc 3, 15-16).
3. Lịch sử phép rửa
- Phép rửa của các tôn giáo. Nhiều nơi có tục thanh tảy tại dòng sông được coi là ‘thiêng thánh,’ như sông Hằng, sông Godavari ở Ấn Độ của Hindu.
- Phép rửa của Gioan. Gioan làm phép rửa tại sông Giodan, sông chảy từ Syria đổ vào hồ Galilê, dài 300km, sâu 394m dưới mặt biển. Đây là Phép Rửa sám hối, không xóa tội.
- Phép rửa bởi Chúa Thánh Thần. Gioan nói: “Đấng cao trọng hơn tôi, sẽ rửa anh em trong Thánh Thần và trong lửa!” Đây là Phép rửa mạc khải, nhân danh Chúa Ba Ngôi.
- Phép rửa tình yêu. Đức Giêsu chịu phép rửa khởi đầu sứ vụ.
Ngài đứng vào hàng các tội nhân, hạ xuống để con người được nối kết trở lại với Chúa, tái lập kỷ nguyên mới.
- Phép rửa bằng máu. Phép rửa tại Giodan báo trước Phép
Rửa bằng Máu của Chúa trên Thập Giá, chuộc lỗi nhân loại.
4. Hiệu quả Phép Rửa Tội trong Kitô giáo
- Sau rửa tội, mỗi người được trở thành Kitô hữu. Khí rửa tội, họ nhận tên, gia nhập Dân Chúa, được cầm cây nến sáng, thắp từ cây Nến Phục Sinh và được ghi dấu Thánh Giá trên mình, biểu hiện tình yêu Chúa Kitô.
- Truyện: Quan lớn mở tiệc. Người dự đều ăn mặc sang trọng. Nhưng có cụ già, khi xuống xe đã trượt vào vũng bùn. Khách phá lên cười. Ông xấu hổ ra về. Chủ tiệc đi tới, cố tình ngã vào vũng bùn, áo quần quan dơ dáy như cụ già. Không ai dám cười cụ nữa. Rồi quan cầm tay cụ đưa vào dự tiệc.
- Sau rửa tội, tâm hồn con người được đổi mới. Nước tượng trưng việc tẩy rửa, thanh tẩy con người khỏi tội lỗi, được trở nên con cái Chúa, thành chi thể của Đức Kitô, là đền thờ Chúa Thánh Thần, sẵn sàng lên đường phục vụ tha nhân.
- Sau rửa tội, Kitô hữu làm cuộc vượt qua với Đức Kitô. Chúa dìm mình xuống dòng sông Giođan, là chuẩn bị cho phép rửa bằng máu của cuộc tử nạn, đổ ra từ cạnh sườn Ngài, từ cõi chết về sự sống, chết với Chúa Kitô và phục sinh với Người, mang ơn cứu độ cho nhân loại.
Lm Giuse M Trần Xuân Chiêu
Copyright © 2021 Bản quyền thuộc về Giáo Phận Thái Bình
Đang online: 58 | Tổng lượt truy cập: 4,703,486