DÀN Ý VÀ SUY NIỆM TIN MỪNG THIÊN CHÚA GIÁNG SINH
NĂM B
LM. Giuse M. Trần Xuân Chiêu
Ngày ấy, có lệnh của hoàng đế Cêsarê Augustô ban ra, truyền cho khắp nơi phải làm sổ kiểm tra. Ðây là cuộc kiểm tra đầu tiên, thực hiện thời Quirinô làm thủ hiến xứ
Bấy giờ trong miền đó có những mục tử đang ở ngoài đồng và thức đêm để canh giữ đoàn vật mình. Bỗng có thiên thần Chúa hiện ra đứng gần bên họ, và ánh quang của Thiên Chúa bao toả chung quanh họ, khiến họ hết sức kinh sợ. Nhưng thiên thần Chúa đã bảo họ rằng: "Các ngươi đừng sợ, đây ta mang đến cho các ngươi một tin mừng đặc biệt, đó cũng là tin mừng cho cả toàn dân: Hôm nay Chúa Kitô, Ðấng Cứu Thế, đã giáng sinh cho các ngươi trong thành của Ðavít. Và đây là dấu hiệu để các ngươi nhận biết Người: Các ngươi sẽ thấy một hài nhi mới sinh, bọc trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ."Và bỗng chốc, cùng với các thiên thần, có một số đông thuộc đạo binh thiên quốc đồng thanh hát khen Chúa rằng: "Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời, và bình an dưới thế cho người thiện tâm."
Suy Niệm
Đoạn Tin Mừng thuật lại câu truyện Thiên Chúa nhập thể làm người trong hoàn cảnh khó khăn, đất nước lệ thuộc, xã hội rối ren và gia đình tan nát, tất cả tôn lên và minh họa việc sinh ra kì diệu của trẻ Giê-su, Đấng cứu thế.
Người ta băn khoăn, Giu-se và Ma-ri-a là dòng dõi Đa-vit, là những nhân vật được nhiều người chú ý mà tại sao lại khó khăn nghèo khổ đến vậy? Phải chăng không còn chỗ trọ, hay vì ông bà không có tiền thuê nhà trọ? Tại sao Chúa không tỏ hiện rộng rãi cho mọi dân biết việc sinh ra của Người, ngoại trừ mấy anh mục đồng? Gọi là ông Vua Thái Bình có đúng không, khi mà còn quá nhiều những hận thù xung quanh việc sinh ra của Người?
1. Hoàn cảnh khó khăn
I-sa-ia tuyên sấm hoàn cảnh đất nước It-ra-en trước ngày Đấng Cứu Thế sinh ra. Người dân phải bước đi trong tối tăm, họ phải sống dưới cái ách đè lên cổ, cây gậy đập lên vai, và ngọn roi hà hiếp, đất nước loạn lạc, người dân phải chịu những cái nện rằn rằn của giầy lính với những áo choàng đẫm máu. Những gì vị Ngôn sứ nói, nay đã đến ngày trải nghiệm. Một đất nước It-ra-en nhỏ bé đang bị ngoại bang xâm chiếm. Vua Hê-rô-đê và quan quân của ông về thực tế không còn quyền hành gì, họ là những tay sai tàn bạo, quấy nhiễu dân mình để làm vừa lòng đế quốc và tranh thủ đục nước béo cò. Lệnh tổng điều tra dân số biểu hiện một cuộc sống nghẹt thở với những tranh chấp liên lỉ. Au-gu-tô muốn kiểm soát, siết chặt toàn bộ cuộc sống của mọi người để phục vụ cho quyền lợi hoàng đế.
Người ta cũng chứng kiến xã hội It-ra-en trong đó con người sống thiếu tình thương. Tất cả cuộc sống chỉ phục vụ cho cái tôi, chế độ 'mac-kê-nô'(mặc kệ nó) đang ngự trị trong những trái tim chai đá. Trong lúc loạn lạc, họ rình rập thời cơ để cướp bóc. Tiền của là niềm đam mê lớn nhất của họ; họ đã làm nô lệ vật chất, đến nỗi không còn có chỗ cho tình thương, cho người xấu số. Không tiền thì không có chỗ trọ, không tiền thì phải sống ngoài lề xã hội, không tiền thì phải sinh con ở ngoài đồng.
Gia đình Thánh Gia cũng phải chịu hậu quả của một xã hội tan nát. Trong lúc mọi người phải về quê để khai sổ nhân danh, số lượng khách tăng lên, bọn kinh doanh nhà trọ trục lợi tăng tiền ép giá. Cũng có thể nhà trọ đã hết chỗ, vì số lượng khách về tăng đột ngột do cuộc tổng điều tra, Giu-se và Ma-ri-a đã không thể tìm được một chỗ trọ, dù Ma-ri-a đã đến ngày sinh. Những việc này xảy ra để nói lên ý Chúa nhiệm màu, tất cả đều diễn ra theo như chương trình của Chúa mà các Tiên tri và Tổ phụ đã báo trước.
2. Ngày giải thoát
Tin mừng: Những khó khăn I-sa-ia tiên báo đã thực sự xảy ra, chắc chắn những gì mà Ngôn sứ nói về niềm hạnh phúc mà mọi người đợi trông cũng sẽ tiếp tục thực hiện. Ngày đó người dân hoan hỷ, ánh sáng bùng lên, mùa gặt bội thu, xiềng xích bị bẻ gãy, áo choàng đẫm máu sẽ bị đem thiêu. Ngày ấy sẽ dành chỗ cho một Trẻ Thơ chào đời để cứu độ nhân loại, Người là Cố Vấn kì diệu, ông Vua Thái Bình. Đó là ngày Trinh Nữ sinh Con và đặt tên là Em-ma-nu-en.
Em-ma-nu-en: Thánh Ma-thêu mượn lại lời I-sa-ia để diễn tả việc Đức Kitô đến với thế gian: “Này đây một Trinh Nữ sẽ thụ thai hạ sinh một con trai và người ta sẽ gọi tên Người là Em-ma-nu-en, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta”(Is 7,14). Thánh Gioan giới thiệu Ngôi Lời Thiên Chúa: Ngôi Lời có từ khởi đầu, Ngôi Lời là Thiên Chúa, nhờ Ngôi Lời mà muôn vật được tạo thành(Ga 1,3). Một Trẻ Thơ sinh ở hang đá Be-lem là biểu hiện tình yêu của Đấng Tạo Hoá, Người đã chia sẻ thân phận của con người, cũng lao động, cũng vất vả. Thiên Chúa đặc biệt ưu tiên cho người nghèo, Người đến để đem bình an cho toàn thể nhân loại.
Ánh sáng sự sống: Ngày nay ở bất cứ nơi đâu trên trái đất, trên các đường phố hay trong các ngõ hẻm, trong nhà thờ hoặc tại những vùng hẻo lánh xa xôi, đâu cũng tràn ngập ánh sáng lung linh: ánh sáng từ các ngôi sao, ánh sáng từ đèn trang trí, từ hang đá Be-lem, ánh sáng nhấp nháy gợi cảm trong dịp lễ No-en. Thánh Gio-an viết: “Ngôi Lời là ánh sáng, ánh sáng đến thế gian để chiếu soi mọi người”(Ga 1,9). Ánh sáng ngôi sao ngày xưa đã dẫn ba vua đến thờ lạy Chúa Hài đồng, đó là ánh sáng cứu độ, là niềm vui của người Ki-tô. Ánh sáng đồng thời soi dẫn những người không phải là Ki-tô hữu đến với nhà thờ, đến với Chúa, một xu thế thời đại. Lễ No-en là ngày hội của mọi tầng lớp, mọi người trên thế gian này. Chính ánh sáng Ngôi Lời đã dẫn đường họ đến với Chuùa bởi Người là ánh sáng cứu độ muôn dân.
3. Đón nhận
Thiên Chúa đã nhập thể làm Người, Thiên Chúa đang cư ngụ giữa chúng ta, Thiên Chúa đã đem tình yêu để cứu độ nhân loại, Thiên Chúa đem ánh sáng trải rộng khắp nẻo đường. Nhưng mỗi người đón nhận Chúa thế nào? Phải chăng họ đã đón nhận Người với tâm hồn trung thực?
Nhìn bề ngoài, trước mắt, người ta thấy rằng, ngày No-en mang tính xã hội nhiều hơn; đó là dịp họ vui chơi, giải trí, ăn uống, nhậu nhẹt. Thay vì tưởng niệm Trẻ Giê-su sinh ra nghèo hèn, nhưng vì tiêu xài quá đáng đã làm vật giá leo thang, người ta thi nhau mua sắm, tạo cơ hội cho thương gia buôn bán trục lợi. Nhiều người cảm nghiệm rằng, ánh sáng No-en chỉ hé rạng rồi vội vụt tắt. Thay vì họ nhắm tới điều diệu huyền nào đó, nhưng ngày lễ qua đi, họ lại trở về với thực tế, nghèo khổ, cô đơn hơn bao giờ hết, bóng tối lại vẫn bao trùm xung quanh con người, bình an đâu chẳng thấy mà chỉ thấy có chiến tranh, xung đột, nhất là xung đột tôn giáo, thậm chí ngay ở quê hương Chúa sinh ra.
Mặc dầu vậy, nhìn xa hơn vào thành quả, người ta cảm nhận, lễ No-en đã đi sâu vào lòng người. Nền văn minh Ki-tô giáo đã ảnh hưởng khắp thế gian về mọi phương diện: khoa học, nghệ thuật, từ thiện bác ái. Người ta đã biết mua quà tặng người khác, người ta đã biết vượt qua những rào cản để đến với nhau, các nhà thờ chật ních người đến tham dự; tinh thần ngày lễ đối với họ vẫn là liều thuốc bổ tinh thần. Có thể người ta đã biến ngày lễ No-en ra khỏi ý nghĩa tôn giáo, nhưng Chúa vẫn không loại trừ họ. Chúa đến lần thứ nhất, thế gian đã không đón tiếp Người, và bây giờ ngay cả khi người ta không dành chỗ cho Chúa, thì Chúa vẫn đến với họ.
Mỗi người hãy hiểu tiếng nói của Chúa qua dịp trọng đại này, đặc biệt qua lời bầu cử của Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, để chúng ta biết chuẩn bị tâm hồn đón Người.
GIÁNG SINH BAN NGÀY – TÌNH GIÊSU
DÀN Ý
1. Tình yêu
- Tình yêu là hai tiếng luôn trên môi và con tim nhân loại. Sinh ra, lớn lên và chết đi, lúc nào họ cũng mong tình yêu.
- Tình yêu là động lực thúc đẩy con người đến với nhau, gắn bó nên một: một lòng, một trí, một ý chí, một cuộc đời.
- Tình yêu là ánh sáng chiếu dọi, khiến con người chấp nhận chia cơm áo, tâm tình, cùng vui, cùng khổ, làm việc, phấn đấu. Tình yêu biến đổi lịch sử con người.
- Tình yêu luôn khẳng định trong Thánh Kinh: Chúa thương yêu con người, khiến Chúa đến với con người trước.
2. Lời Chúa hôm nay nói về tình Chúa
- Isaia nói về tình thương cứu độ: “Hỡi Giêrusalem hoang tàn, hãy vui mừng, hãy cùng nhau ca ngợi! Vì Chúa đã an ủi dân Người, đã cứu chuộc Giêrusalem” (Is 52,7-10).
- Phaolô nói về tình thương tác tạo: “Ngài đã phán dạy qua Người Con mà Ngài đặt làm vị thừa kế vạn vật, và cũng do Người Con mà Ngài đã tác thành vũ trụ” (Dt 1, 1-6).
- Gioan viết về tình thương nhập thể: “Và Ngôi Lời đã hoá thành nhục thể, và Người đã cư ngụ giữa chúng tôi, và chúng tôi đã nhìn thấy vinh quang của Người” (Ga 1,1-18).
3. Tình Chúa và tình người
- Tình Chúa bù đắp tình người. Con người thiếu tình thương, tình nghĩa, thiếu vị tha, trẻ thơ thiếu người chăm sóc, gia đình tan vỡ, ly dị. Ngày nay mạng xã hội phát triển, lợi ích chưa thấy nhiều, nhưng lại tạo ra thêm mâu thuẫn giữa các tôn giáo, sắc tộc, giới tính, chính trị... Lễ Noel là lễ của sẻ chia, không chỉ về vật chất, mà là chia sẻ về tình người.
- Tình Chúa ban Đấng Cứu thế: Thiên Chúa không diễn trò ảo thuật, niệm thần chú để ban ơn, cũng không ngự trời cao phán lời tha thứ, mà xuống thế, hoà nhập với cuộc sống của con người, để cứu độ và ban quà tặng cho nhân loại, như lời Thiên Sứ: “Này, tôi mang đến cho anh em một tin mừng: hôm nay, Chúa Kitô, đã Giáng Sinh cho anh em.”
- Tình Chúa thắp sáng tình yêu nhân loại. Trẻ Giêsu không nói bằng âm thanh vật lý, mà là tiếng nói từ trái tim. Ngài tiếp tục đóng vai người nghèo khổ, người hàng xóm hay bạn bè. Nhưng con người ngày càng sống thiếu tình thương, cạnh tranh, chém giết, để mở rộng biên cương, lừa đảo, bóc lột để làm giàu cá nhân. Chỉ có Đấng Giáng sinh mới yêu con người đến cùng.
ô tình trườn qua cái cưa và bị một vết xước nhỏ. Con rắn cho rằng cái cưa đã tấn công mình, nên nó quay lại cắn thật mạnh vào cái cưa khiến miệng nó chảy máu. Con rắn càng tức giận, nó lấy thân mình siết chặt cái cưa và kết quả là cái cưa đầy máu và con rắn đã chết bên cạnh cái lưỡi cưa., v kiếm thức ăn ở xưởng thợ mộcđi Con rắn Truyện:-
- Tình Chúa đem lại công lí bình an. Thế gian luôn đi tìm thoả mãn vật chất, đam mê, bất chấp tình thương công lí. Nhưng ơn cứu độ thì không phân biệt giàu nghèo, không còn vách ngăn giữa gia đình, nhóm phái, quốc gia. Giáng Sinh về, người ta mua sắm, ăn uống, ca múa, tặng quà, những cánh thiệp cầu chúc mọi người được nhiều niềm vui, bình an, hạnh phúc.
- Tình Chúa luôn bền vững. Con người đạt đỉnh cao công nghệ, trí tuệ nhân tạo, cách mạng 4.0, chinh phục vũ trụ, giải mã tế bào gen. Nhưng con người vẫn ích kỉ, nhỏ nhen. Họ chỉ cho đi những thứ mình bỏ đi. Lòng nhân ái thật là cho đi những thứ mình quý nhất. Chỉ có Đấng đã yêu đến chết, mới có thể bảo đảm bền vững mãi mãi cho con người.
Lm Jos. M. Trần Xuân Chiêu
Copyright © 2021 Bản quyền thuộc về Giáo Phận Thái Bình
Đang online: 164 | Tổng lượt truy cập: 4,197,847