Suy niệm Tin Mừng: Chúa Nhật Lễ Lá Năm B - Lm Giuse Trần Xuân Chiêu

  • 22/03/2024
  • Chủ đề: Cuộc thương khó

     

    LOẠT BÀI

    SUY NIỆM VÀ DÀN Ý TIN MỪNG CHÚA NHẬT LỄ LÁ

    NĂM B

    LM. Giuse M. Trần Xuân Chiêu

    CUỘC THƯƠNG KHÓ

    Tin Mừng (Mc. 14, 1-15, 47)

    Bài Thương Khó Thánh Mac-cô tường thuật con đường dẫn đến cái chết của một Con Người, một Vị anh hùng của Con Thiên Chúa. Thánh Mac-cô nhấn mạnh đến đau khổ và cái chết đem đến phục sinh vinh hiển nơi Đức Kitô.

    Nhưng tại sao Đức Giê-su lại có ý định tiến vào thành đô bằng con lừa? Như vậy có sức thuyết phục không, sao không phải là con ngựa chiến hay con gì đặc biệt khác? Phải chăng các Thượng tế đã đúng hơn khi họ thuyết phục được đám quần chúng thay đổi thái độ để cùng với họ lên án Chúa?

    Suy Niệm

    1. Vụ án

    Đức Giêsu vào thành Giê-ru-sa-lem: Mặc dù trong tâm trạng một kẻ bị truy nã, Đức Giê-su muốn làm chứng Người là Đấng Me-si-a, có uy quyền, nhưng không phải là bằng vũ lực, mà bằng con đường Thập giá. Những hình ảnh vô cùng sống động của đám quần chúng thể hiện khi đón Đức Giê-su như: lấy áo trải đường, bẻ cành lá vẫy chào, miệng tung hô rầm trời, như muốn Chúa đến giúp họ lật nhào ngoại bang, tái lập nhà Đa-vit. Đây là lí do dễ hiểu, khi thấy quan điểm của Đức Giê-su ngược lại với quan điểm trên đây của người It-ra-en, họ nhanh chóng hùa theo nhà chức trách kết án tử Chúa.

    Đức Giêsu bị người It-ra-en quay lưng lại: Cảnh tưng bừng đón tiếp Chúa vào thành chẳng được bao lâu, thay vào đó là cảnh bi ai thê thảm; Đức Ki-tô chính là Người Tôi Tớ đau khổ mà ngôn sứ I-sa-i-a đã nói đến, Chúa Ki-tô đã chủ động bước vào tiến trình dẫn đến cái chết. Thông điệp của bài Thương Khó là hàng loạt những tin tức xấu về một con người, những thảm kịch liên tiếp xảy ra. Thay vì những lời tung hô, giờ đây là những đợt sóng hận thù vùng lên đả đảo Chúa, cùng đám lính canh với gươm giáo gậy gộc để đi bắt Người.

    Đức Giê-su bị người It-ra-en xử án: Họ đưa Đức Giê-su ra trước vành móng ngựa và bị con người làm quan toà xét xử; đó là quan Phi-la-tô, là Cai-pha, là Hê-rô-đê. Họ đã kết án Chúa như một tên tử tội xấu xa. Tiếp đó là cây thập giá nặng nề, vương miện là mạo gai, là dấu đinh, rồi những làn roi vọt, những bãi nước bọt bẩn thỉu và những lời chế diễu tục tĩu, và cuối cùng là cái chết trần truồng trên thập giá như hai tên trộm cướp. Dân chúng đã vậy, những môn đệ của Người cũng bỏ rơi, phản bội, như cái hôn chết người của Giu-đa, hay việc chạy trốn của các môn đệ thân tín. Đức Ki-tô bị người ta xâu xé. Đây là vụ án kì lạ, chính người It-ra-en tấn công vua It-ra-en, một vụ án chưa kết thúc vì những lí do chưa rõ ràng. Tuy nhiên vụ án đã đi vào lịch sử của nhân loại, vụ án lớn nhất từ trước tới giờ: loài người đã lên án giết Chúa.

    2. Con đường cứu độ

    Đức Giê-su chọn con đường khiêm hạ để cứu chuộc nhân loại: Chúa không chọn ngựa chiến, ngựa sắt nhưng cỡi trên con lừa con. Con lừa này là hình ảnh vua Sa-lô-mon ngồi trên lưng con la để đến nơi được phong vương, có nghĩa là Đức Giê-su tái lập nhà Đa-vit qua việc cỡi trên lưng con lừa. Đấng ngự trên lừa "chưa ai cỡi" biểu thị Người là chính Đấng Thiên Chúa sai đến, tuy nhiên Người không phải làm vua thống trị, mà để phục vụ và hiến mạng sống cứu độ loài người

    Đức Giê-su đã chọn con đường khổ giá để cứu chuộc con người. Bài  Thương khó thuật lại những nguyên nhân Đức Giê-su "bị trao nộp:" Vì tiền mà Giu-đa nộp Thầy, vì ghen tương mà các Thượng tế trao Người cho quan toà, vì mị dân mà Phi-la-tô trả Người lại cho người It-ra-en và vì yêu thương mà Đức Chúa Cha trao nộp Người cho kẻ dữ. Đức Giê-su không từ chối, Người chấp nhận tất cả và vác cây thập giá trên vai. Đây chính là mạc khải của Thiên Chúa. Đấng Cứu thế biến nhục hình thành vinh quang, vượt qua khổ nạn để được phục sinh vinh hiển, Người biến đau khổ thành những kết quả giá trị nơi cuộc sống con người.

    3. Môn đệ Đức Giê-su Ki-tô

    Hãy tuyên xưng Đức Giê-su là Chúa: Trong ngày Lễ Lá, phụng vụ có thói quen làm phép lá và phát cho mọi người trong đoàn rước để tưởng niệm Đức Giê-su vào thành Giê-ru-sa-lem. Mỗi người phải lớn tiếng tuyên xưng Đức Giê-su Ki-tô là Con Thiên Chúa, là Con vua Đa-vit, là Đấng Cứu độ. Khi tham gia đoàn rước. Họ tiếp tục tuyên xưng Chúa ra bên ngoài xã hội, trong cuộc sống, nơi làm việc, giải trí. Ki-tô hữu phải tuyên xưng Chúa bằng tất cả nỗ lực, bằng đời sống đạo đức, bằng tình yêu và tinh thần phục vụ.

    Hãy sống trách nhiệm: Người ta cảm nghiệm thế nào về một Thiên Chúa tự nhận lấy mọi thứ tội lỗi, khổ đau và thập giá về cho riêng mình. Thiên Chúa muốn yêu thương tất cả mọi người, không muốn phạt ai cả; Người đã dùng ánh mắt nhân từ để tha thứ cho Phê-rô khi ông chối Người, Người đứng lại yên ủi phụ nữ Giê-ru-sa-lem khi mang thập giá nặng nề, Người trao phần thưởng lớn cho kẻ trộm lành. Ki-tô hữu phải biết làm gì với những nạn nhân đang ngày đêm bị tra tấn, bởi những căn bệnh HIV, hủi, lao, bao nhiêu nạn nhân của những bất công, vu khống, biết bao nhiêu người không đủ điều kiện sống như người mù,  người què, người ăn mày. Đức Giê-su muốn cứu hết thảy mọi người và Chúa đòi hỏi mỗi người phải có trách nhiệm thực sự để giải thoát họ.

    Xin Chúa giúp mỗi người chúng con theo gương Đức Ki-tô, chấp nhận khổ đau, sống có trách nhiệm với những anh em không may mắn để xứng đáng là Kitô hữu.

    CHÚA NHẬT LỄ LÁ

    CHỦ ĐỀ: VÀO THÀNH THÁNH

    DÀN Ý

    1. Thành thánh

    - Thành phố: Là khu đô thị có dân số đông, có cơ chế hành chính, pháp lý riêng.

    - Thủ đô, kinh đô, kinh thành, kinh kỳ: Là trung tâm hành chính quốc gia, là cơ sở chính của hành pháp, lập pháp và tư pháp.

    - Thành Thánh: Là thủ đô Giêrusalem, trung tâm tôn giáo Itraen, có Đền thờ Giêrusalem. Đây còn là trung tâm lịch sử, văn hóa, chính trị Itrael từ thời vua Đavid. 

    2. ‘Cuộc vào thành’ trong TM Matthêu (Mt 21,1-11)

    - Khi Đức Giêsu vào Giêrusalem, cả thành náo động: “Nhiều người trải áo xuống đường, kẻ khác chặt nhành cây trải lối đi” (Mt 2, 8).

    - Đức Giêsu vào thành, kẻ trước người sau tung hô: “Hoan hô con vua Đavit! Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến. Hoan hô trên các tầng trời!” (Mt 21, 9).

    3. Dấu ấn Vua nhân từ vào thành thánh

    - Đức Giêsu lên Giêrusalem đứng nghiệm lời tiên tri. Giacaria viết: “Hỡi thiếu nữ Sion hãy vui mừng, vì này Vua ngươi đến với ngươi, Ngài hiền từ và khiêm hạ, cỡi lưng lừa con.” Sau nghi thức Rước lá, Phụng vụ đưa tín hữu vào cuộc Thương Khó Đức Kitô. Ngài bước vào những ngày cuối đời để hoàn tất lời các ngôn sứ.

    - Đức Giêsu lên Giêrusalem để thiên hạ nhận ra Ngài là Vua. Itraen chờ vua đến giải phóng. Vũ lực chống Rôma bất thành, còn bị tàn sát và đền thờ bị phá năm 70. Đức Giêsu ‘mặc áo choàng vương đế,’ ngồi lưng lừa, dân chào đón, kẻ lấy áo, người cầm cành lá tung hô Con Vua Đavít. Không ai có thể ngăn cản, vì nếu im,  ‘đất đá sẽ lên tiếng.’

    - Đức Giêsu lên Giêrusalem đtỏ ra Ngài là Đấng Cứu thế. Người ta tạo ra một Thiên Chúa theo ý mình, đòi Ngài phải đáp ứng nhu cầu trần tục. Nhưng Đức Giêsu có sứ mạng đến cứu con người khỏi ách nô lệ tội lỗi, như Giáo hoàng Bênêđictô XVI nói: “Đức Giêsu không làm cách mạng bằng bạo lực, nhân danh Chúa để giết người.”

    - Đức Giêsu lên Giêrusalem đchịu thương khó. biết vào thủ đô là nguy hiểm, vì chức trách Itrael đang tìm bắt, nhưng Chúa vẫn đi để kết thúc sứ vụ. Cuộc thương khó lên tới đỉnh điểm: Bị vu oan, phản bội, ác độc. Ngày nay vẫn còn những Philatô sợ không dám bảo vệ công lý, gây bao đau khổ cho đồng loại; họ tiếp tục đâm thâu trái tim Chúa.

    - Đức Giêsu lên Giêrusalem đ chứng tỏ tình yêu. Đức Giêsu là Vua chân lí và Vua tình yêu. Dù bị tra tấn man rợ, dối lừa ghê tởm cũng không dập tắt được tình yêu của Ngài. Trong Phụng vụ Lễ Lá hôm nay, người ta có thể rước lá tung hô Chúa, nhưng theo Ngài khi gặp thử thách, mới chứng tỏ thế nào là tình yêu đích thực.

    - Truyện: Hai anh em sống chung. Anh siêng năng và kính sợ Chúa. Em bất lương, cướp của giết người. Đêm nọ em chạy về quần áo đầy máu và thú với anh: “Em đã giết người.” Cảnh sát bao vây, em la: “Tôi không có ý giết nó, tôi không muốn chết.” Anh đổi quần áo và mặc quần áo đầy máu của em, b bắt bỏ tù và bị tử hình để cứu em(ST).

    - Chúa lên Giêrusalem để hoàn tất chương trình cứu độ. Tuần Thánh bắt đầu bằng cuộc rước Lá, bắt đầu cuộc thương khó. Kitô hữu tin rằng, như màu xanh của lá cây vẫn là điềm báo trước màu xanh của hi vọng, đó là niềm vui của ngày Đức Kitô vinh quang Phục Sinh.

    Lm Giuse M. Trần Xuân Chiêu

    Bài viết liên quan