GIÁO XỨ LAI ỔN
Năm đón nhận Tin Mừng : Đầu thế kỷ XVII
Năm thành lập Giáo họ : 1623
Năm thành lập Giáo xứ : 1659
Năm xây dựng nhà thờ hiện tại: 1902
Bổn mạng : Sinh Nhật Đức Mẹ (08/9)
Số giáo dân: 958 (Toàn xứ); 165 (Nhà xứ)
Địa chỉ : Nhà thờ Lai Ổn, xã An Quý, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
I - VỊ TRÍ
Giáo xứ Lai Ổn cách Tòa Giám mục Thái Bình khoảng 30km về hướng Đông Bắc; phía Đông giáp xứ Đại Điền; phía Tây giáp xứ Phục Lễ; phía Nam giáp xứ Tràng Lũ.
II- HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Lược sử hình thành và phát triển
Lai Ổn trước đây còn gọi là Kẻ ổn, thuộc tổng Tiến Bá, huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình. Khoảng đầu thế kỷ XVII, người dân Lai Ổn được một thừa sai dòng Tên từ Kẻ Bái đến giảng đạo.
Năm 1645, Kẻ Bái trở thành giáo xứ, Lai Ổn là một giáo họ thuộc xứ này. Khi Lai Ổn đã có nhiều tín hữu và nền móng Đức tin đã vững vàng, các thừa sai dòng Tên rời trụ sở truyền giáo từ Kẻ
Bái đến Lai Ổn để tiếp tục mở rộng cánh đồng truyền giáo.
Năm 1659, Lai Ôn trở thành giáo xứ và nhận lễ Sinh Nhật Đức Mẹ làm quan thầy.
Khi các thừa sai dòng Tên vâng lệnh Toà Thánh rời Việt Nam, các thừa sai dòng thánh Augustinô tiếp tục công cuộc truyền giáo tại Lai Ổn. Các thừa sai Đaminh cũng đến góp sức mở rộng và củng cố miền truyền giáo này.
Ngày 15/5/1757, Thánh bộ Truyền Giáo quyết định trao hẳn vùng Lai Ổn cho các cha dòng Đaminh và gọi các cha dòng Augustinô về Ý.
Năm 1902, Giáo xứ đã khởi công xây dựng ngôi thánh đường bằng gồ lim, sơn son thiếp vàng với tổng chiều dài 42.8m, rộng 16.5m, cao 14m và cây tháp cao 27m.
Theo dòng thời gian, được sự chăm lo của các vị mục tử tài đức, bà con giáo dân cùng quý cha đã chung tay góp sức xây dựng và sửa sang trong ngoài nhà thờ sạch sẽ và khang trang như hiện nay. Bốn tượng đài cũng được xây cất để tôn vinh công trình kỳ diệu của Chúa qua Đức Mẹ và các thánh. Các tượng đài đã góp phần tạo cho cảnh quan của Giáo xứ được hài hòa. Ngoài ra, Giáo xứ còn xây lại khu vực nhà chung với chiều dài 18.2m, rộng 7.2m, cao 5.5m và ngôi nhà giáo lý với chiều dài là 23.8m, rộng 7.6m và cao 5m.
Các chứng nhân tử đạo
Trong Vườn Vạn Tuế Thái Bình, Giáo xứ Lai Ổn có 7 đấng tử đạo trong đó 4 Hiền phúc: Giuse Khang (họ Nhân Lý, số 2153); Giuse Trương(họ Nhân Lý, số 870); Đaminh Bảo (họ Trung Châu, số 863); Phêrô Chắc (họ Vọng Lỗ, số 862).
Ơn gọi trong Giáo xứ
Trên cánh đồng truyền giáo, Giáo xứ Lai Ổn đóng góp cho Giáo Hội một thầy dòng.
Các linh mục coi sóc Giáo xứ
Cha Trí; cha Diện; cha chính Đăng cha thánh Gia; cha thánh Liêm; cha thánh Tước; cha Nghiêm; cha Thuận; cha Vĩnh; cha Văn; cha Thanh; cha Thân; cha Huỳnh; cha Vị; cha Cẩm; cha Cần; cha Diễn; cha Năng; cha Quản; cha Thái; cha Đoán; cha Trác; cha Chương; cha Đức; cha Doãn; cha Duệ; cha Dương; cha Mậu; cha Vọng; cha Cận; cha Gioan Baotixita Trịnh Xuân Thu cha Gioakim Mai Quý Thân; cha Gioan Baotixita Trịnh Xuân Thu; cha Giuse Trần Trọng Hậu; Đức cha Giuse Đinh Bỉnh; cha Phêrô Chanel Nguyễn Kiêm Toàn; cha Giuse Nguyễn Đình Bốn; cha Giuse Trần Văn Thực, cha …… cha Vinh Sơn Phạm Văn Tuý,OP …và hiện nay là cha Phêrô Nguyễn Văn Luận.
Các giáo họ trực thuộc: Đồng Bằng, Vọng Lỗ, Cao Nội, Đồng Ấu, Trung Châu, Đaminh, Thủy Cơ (không có nhà thờ).
III - TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
Lai Ổn là một giáo xứ có bề dày lịch sử, đời sống đức tin mang đậm dấu ấn của một giáo xứ thuộc địa phận dòng Đaminh. Các đoàn hội cũng như các việc đạo đức bình dân luôn được duy trì và phát triển. Chính vì thế, các phong trào của Giáo xứ cũng được thúc đẩy qua hoạt động của các đoàn hội: Huynh đoàn Đaminh, hội Hiền mẫu, hội Gia trưởng, hội Kèn, hội Trống, hội Trắc và mới nhất là xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thê.
Ngoài ra, Giáo xứ còn quan tâm đến đời sống đức tin và văn hóa cho con em trong Giáo xứ như: mở các lớp giáo lý cho mọi lứa tuổi, các lớp bồi dưỡng văn hóa trong dịp hè. Các em tình nguyện viên cũng rất nhiệt tình và năng động trong các sinh hoạt của Giáo xứ, cộng tác với cha xứ và Giáo xứ tổ chức các sự kiện lớn để Lai Ổn ngày một thăng tiến, xứng đáng với biết bao mồ hội, công sức và cả máu đào của cha ông đã đổ ra để bảo vệ và lưu truyền gia sản quý báu cho con cháu ngày nay.
GIÁO HỌ ĐỒNG BẰNG
Năm đón nhận Tin Mừng : 1626
Năm thành lập Giáo họ : 1800
Năm xây dựng nhà thờ hiện tại : 1938
Bổn mạng : Đức Mẹ Mân Côi (07/10)
Số giáo dân : 121
Địa chỉ : Nhà thờ Đồng Bằng, xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Cách nhà xứ 4km về hướng Nam.
I - HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Theo kỷ yếu Địa phận, năm 1626, hai thầy dòng về huyện Phụ Phượng tức Quỳnh Phụ ngày nay để rao giảng Tin Mừng Đức Kitô và được người dân nơi đây mau mắn đón nhận. Những người đầu tiên được lãnh nhận bí tích Rửa tội vào ngày 02 tháng 02 năm 1626. Ánh sáng Đức tin đã được loan truyền từ đó đến nay trên mảnh đất Đồng Bằng.
Năm 1798, Giáo họ xây dựng ngôi nhà thờ đầu tiên trên thửa đất 1.000m2 để làm nơi cầu nguyện sớm tối cho giáo hữu.
Năm 1800, Giáo họ Đồng Bằng được thành lập với số giáo dân 60 người và nhận Ðức Mẹ Mân Côi làm quan thầy.
Năm 1841, thời cấm đạo, ngôi nhà thờ bị đốt phá, giáo hữu tản mác khắp nơi trong nỗi đau khổ vì phải lìa bỏ quê hương xứ sở.
Năm 1884, dù thời thế vẫn còn khó khăn nhưng với một lòng kiên trung anh dũng, giáo hữu Đồng Bằng lại đoàn tụ và xây dựng nhà thờ thứ 2 lớn hơn trước để thờ phượng Thiên Chúa. Trải qua các biến cố thăng trầm của xã hội cũng như Giáo Hội, ngôi nhà thờ này bị hư hại nặng nề.
Năm 1938, với tinh thần đoàn kết, yêu thương, Giáo họ xây dựng nhà thờ hiện nay rộng 14m, cao 8m và ngôi nhà phòng dài 17m, rộng 7m, cao 4m để phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của bà con giáo dân.
II - TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
Chặng đường đã qua chưa quá dài nhưng cũng không hề ngắn trong đời sống Đức tin của giáo dân Đồng Bằng. Chặng đường ấy được kết nên bởi biết bao công sức, mồ hôi và nước mắt của các bậc cha ông; chặng đường ấy vẫn được các tín hữu nơi đây viết tiếp trong dòng chảy thời gian. Một chặng đường đáng tự hào và ghi nhớ!
Trong tâm tình ấy, Giáo họ Đồng Bằng luôn ý thức được trách nhiệm và vị trí của mình trong lòng Giáo xứ mẹ, các hội đoàn: Huynh đoàn Đaminh, Ca đoàn, Giới trẻ được thành lập để cùng cộng tác trong mọi sinh hoạt của Giáo xứ, Giáo họ. Mỗi tín hữu Đồng Bằng luôn ý thức sâu sắc về trách nhiệm loan báo Tin Mừng của Chúa giữa những anh em đồng loại để cùng nhau sống hòa thuận yêu thương đoàn kết, mang lại hạnh phúc cho mọi người không phân biệt lương giáo.
GIÁO HỌ CAO NỘI
Năm đón nhận Tin Mừng : 1936
Năm thành lập Giáo họ : 1938
Năm xây dựng nhà thờ hiện tại : 2004
Bổn mạng : Antôn Padua (13/6)
Số giáo dân : 80
Địa chỉ : Nhà thờ Cao Nội, thôn Lương Cầu, xã An Cầu, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Cách nhà xứ 3km về hướng Bắc.
I- HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Theo những người cao niên truyền lại, từ thời Minh Mạng - Tự Đức, có một số người quê Thái Bình - Sa Cát đã đến làng Cao Nội sinh sống. Năm 1936, cụ Nguyễn Dụng Ứng đã đến với cha Giuse Vọng, chánh xứ Lai Ổn, được cha chỉ bảo và hướng dẫn nên cụ đã đón nhận Tin Mừng.
Những ngày đầu năm 1936, cụ đã quy tụ bà con trong làng tại một ngôi nhà để học kinh bổn và chịu phép bí tích Thanh Tẩy. Từ đó, hạt giống Tin Mừng đã được gieo vào mảnh đất Cao Nội. Thời kỳ sơ khai của Giáo họ đã có khoảng 70 người tin theo đạo Chúa Kitô.
Năm 1938, Đức Cha Gioan Casado Thuận về thăm và ban bí tích Thêm sức cho những người trong họ giáo. Trong dịp này, Đức Cha cũng ban tước hiệu Antôn Padua làm bổn Giáo họ. Cao Nội từ đây chính thức được ghi danh vào sổ sách.
Ngôi nhà thờ đầu tiên được xây dựng năm 1938 có chiều dài 14m, rộng 7m, chia thành 7 gian. Mọi người thường họp nhau cầu nguyện dưới sự hướng dẫn của các thầy giáo Khuê, Toàn, Sử cùng các dì Khiêm, Nhường, Suy, Huyền. Cuộc sống yên vui tràn ngập sức sống đạo đời.
Sau trận bão năm 1945, ngôi nhà thờ cũ bị đổ. Ngôi nhà thờ mới được bà con sống sót sau cơn dịch bệnh và đói khổ, đồng lòng vượt khó để xây dựng ngay trên nền đất cũ.
Những năm 1950 - 1954, làng Cao Nội hầu như theo đạo hết, đời sống giáo dân an bình, thờ phượng kính mến Chúa. Tuy nhiên, theo năm tháng, nhiều người lại bỏ đạo. Thời kỳ 1960 - 1970, số giáo dân chỉ còn 60 người. Trải qua năm tháng chiến tranh, nắng mưa, bão gió ngôi nhà thờ Giáo họ bị đổ nát.
Năm 2004, Giáo họ xây dựng ngôi nhà thờ mới với chiều dài 22m, rộng 7m, cao 7m, tháp chuông cao 22m.
II - TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
Tuy là một giáo họ ít người nhưng Cao Nội cũng đã cố gắng để hình thành và phát triển các hội đoàn trong Giáo họ: hội Ca đoàn, hội Hiền mẫu để cùng nhau phục vụ Giáo xứ và Giáo họ.
Tuy nhỏ bé, Cao Nội vẫn đang vươn mình cùng các Giáo họ trong Giáo xứ để cất cao lời kinh tiếng hát dâng lên chúc tụng, ngợi khen Thiên Chúa vì những ân huệ Người đã dành cho con dân nơi đây. Lý tưởng sống chứng nhân giữa những anh em lương dẫn luôn là tâm niệm nơi mỗi giáo dân Cao Nội để mang lại nhiều linh hồn cho Chúa.
GIÁO HỌ ĐỒNG ẤU
Năm đón nhận Tin Mừng : Thế kỷ XIX
Năm thành lập Giáo họ : 1890
Năm xây dựng nhà thờ hiện tại : 2006
Bổn mạng : Gioan Baotixita (26/6 và 29/8)
Số giáo dân : 158
Địa chỉ : Nhà thờ Đồng Ấu, thôn Đồng Ấu, xã An Quý, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Cách nhà xứ 1km về hướng Bắc.
I - HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Giáo họ Đồng Ấu có 2 dòng họ là họ Đỗ Tiến đón nhận Tin Mừng từ Hà Tây và họ Quách Đình đón nhận Tin Mừng từ Giáo xứ Sa Cát - Thái Bình. Cả hai dòng họ sau thời Minh Mạng - Tự Đức về lập Trại Âu, nay là Đồng Ấu và thành lập Giáo họ Đồng Ấu. Ban đầu, các tín hữu dựng ngôi nhà nguyện nhỏ 5 gian nhà gỗ, lợp lá, nhận thánh Gioan Baotixita làm bổn mạng.
Năm 1912, cha Đaminh Dương xây dựng ngôi nhà thờ 7 gian nhưng ngài qua đời trong khi công trình còn dang dở. Trải qua các thời cha Mậu, cha Vọng, đến năm 1924, Giáo họ hoàn thành ngôi thánh đường khang trang để làm nơi cho giáo hữu cầu nguyện sớm hôm.
Năm tháng trôi qua, ngôi thánh đường đã bị xuống cấp, năm 2006 Giáo họ cùng cha Giuse Trần Văn Thực quyết tâm xây dựng lại và hoàn thành năm 2009. Ngoài ra, Giáo họ còn xây dựng đài thánh Gioan Tiền Hô và đài thánh Martinô.
Năm 2013, Giáo họ xây dựng nhà giáo lý với chiều dài 13m, rộng 6m, cao 3.8m làm nơi phục vụ nhu cầu sinh hoạt chung của Giáo họ.
II - TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
Giáo họ Đồng Ấu với bề dày lịch sử đã luôn hàng hải trong các hoạt động của Giáo họ nói riêng cũng như Giáo xứ nói chung với những hội đoàn như hội Ca đoàn, hội Gia trưởng, hội Hiền mẫu ...
Vững bước cùng các giáo họ trong toàn xứ, Đồng Ấu hứa hẹn là một giáo họ không chỉ mạnh về bề ngoài nhưng còn sâu sắc bề trong để việc loan báo Tin Mừng Chúa được mở rộng và sinh nhiều hoa trái thiêng liêng.
GIÁO HỌ ĐA MINH
Năm đón nhận Tin Mừng : 1994
Năm thành lập Giáo họ : 1994
Năm xây dựng nhà thờ hiện tại : 2013
Bổn mạng : thánh Đaminh (08/8)
Số giáo dân : 42
Địa chỉ : Nhà thờ Đa Minh, thôn An Ninh, xã An Ninh, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Cách nhà xứ 1km về hướng Đông Nam.
I- HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Năm 1940, gia đình cụ Đaminh Quách Đình Trí từ Giáo họ Cát Nội đến xã An Ninh sinh sống và làm nghề dạy học. Gia đình cụ xin gia nhập vào Giáo xứ Lai Ổn.
Theo thời gian, đại gia đình cụ mong ước xây dựng ngôi nhà nguyện để thờ kính Thiên Chúa. Dưới sự hướng dẫn của cha chánh xứ Phêrô Nguyễn Kiêm Toàn, gia đình cụ đã hiến một phần đất để lập ngôi nhà nguyện đơn sơ năm 1994.
Năm 2009, cha Giuse Trần Văn Thực, chính xứ Lai Ổn cùng Giáo họ xây dựng cây tháp và đài Đức Mẹ La Vang.
Năm 2013, với sự giúp đỡ của quý ân nhân, cha xứ và Giáo họ vượt mọi khó khăn để xây dựng lại ngôi nhà thờ mới khang trang với chiều dài 18m, rộng 8m, cao 5m, tháp chuông cao 28m.
II - TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
Với số giáo dân ít ỏi, chưa có nhiều đoàn hội được thành lập nhưng sớm tối trong ngôi thánh đường Giáo họ Đa Minh vẫn vang lên những lời kinh, tiếng hát để chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa và cầu nguyện tất cả mọi người.
Trong niềm phó thác và cậy trông nơi tình yêu Thiên Chúa, Giáo họ Đa Minh đang từng ngày âm thầm hình thành và phát triển để một trong Giáo xứ. ngày kia vươn mình đồng hành cùng các giáo họ.
GIÁO HỌ TRUNG CHÂU
Năm đón nhận Tin Mừng : 1870
Năm thành lập Giáo họ : 1870
Năm xây dựng nhà thờ hiện tại : 2001
Bổn mạng : Thánh Vinhsơn (05/4)
Số giáo dân : 35
Địa chỉ : Nhà thờ Trung Châu, xã An Cầu, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Cách nhà xứ 1km về hướng Đông Bắc.
I- HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Lược sử hình thành và phát triển Giáo họ Trung Châu trước đây gọi là Giáo họ Lu, thuộc làng Lu (Kẻ Lu) tổng Lương Xá, huyện Phụ Dực, tỉnh Thái Bình.
Cuối thế kỷ XIX, gia đình cụ Phạm Văn Cạn, quê ở Đống Năm, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình đến sinh sống và lập nghiệp tại mảnh đất này và là gia đình đầu tiên đặt nền móng Đức tin và rao giảng Tin Mừng của Giáo họ Trung Châu.
Năm 1870, Giáo họ được thành lập. Ban đầu, gia đình cụ Phạm Văn Tường và cụ Phạm Văn Nhiên dựng một ngôi nhà thờ 5 gian bằng tre, vách rạ cạnh sông làng Lu. Đến thời vua Minh Mạng, ngôi nhà thờ phải di chuyển xuống Mỏ Hải cạnh sông Diêm thuộc khu ruộng đất nhà Cụ Tiến. Sau đó, nhà thờ được chuyển về trong xóm với 5 gian nhà xây gạch tương đối khang trang.
Năm 1928, Giáo họ nhận thánh Vinhsơn làm quan thầy, thời kỳ này số giáo dân trong họ là 45 người với 8 gia đình.
Năm 1945, Giáo họ xây dựng lại nhà thờ và được tu sửa năm 1991.
Hiện nay, Giáo họ có ngôi nhà thờ dài 20m, rộng 8m với 35 nhân danh.
Các chứng nhân tử đạo
Trên bước đường làm chứng cho Đức tin, người tín hữu Trung Châu rất lấy làm tự hào có một người con đã hiến dâng mình để minh chứng cho niềm tin ấy đó là Hiền phúc Đaminh Bảo (số 863).
II - TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
Tuy có bề dầy lịch sử nhưng Trung Châu vẫn là một Giáo họ đơn côi, nhỏ bé, đời sống Đức tin mang đậm tính chất của vùng truyền giáo, các đoàn hội vẫn gặp rất nhiều khó khăn và thách thức về cả hoạt động cũng như tổ chức. Hiện nay, Giáo họ vẫn nằm trong thời kỳ vừa củng cố vừa phát triển. Tuy nhiên với niềm tin cậy nơi sự quan phòng mầu nhiệm của Thiên Chúa cùng sự trợ giúp của các đấng bậc, quý ân nhân xa gần, tín hữu Trung Châu luôn nỗ lực hết mình để góp phần chung tay xây dựng Giáo họ ngày một phát triển và kiện toàn về mọi mặt trong khả năng của chính mình.
GIÁO HỌ THỦY CƠ
Năm đón nhận Tin Mừng : Cuối thể kỷ XVII
Năm thành lập : 1701
Năm xây dựng nhà thờ hiện tại : Không còn nhà thờ
Bổn mạng : Phêrô (29/6)
Số giáo dân là: 22 người
Địa chỉ: thôn Mỹ, xã An Quý, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Cách nhà xứ khoảng 1.5km về hướng Tây.
I- HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Giáo họ Thủy Cơ trước còn gọi là Đông Các. Bà con giáo dân chủ yếu làm nghề chài lưới trên sông. Lịch sử Giáo họ còn kể lại việc khi cha về làm lễ, bà con tụ lại đứng ở dưới thuyền còn cha đứng dâng lễ ở trên
bò.
Đến năm 1830, Đông Các đã xây dựng được ngôi thánh đường và đổi tên là Giáo họ Thủy Cơ. Do tính đặc thù của nghề sông nước, bà con giáo dân di tản các nơi khác làm ăn nên không có người thường xuyên lưu lại Giáo họ.
Sau một thời gian hoạt động, nhà thờ bị đóng cửa cho đến năm 1972 thì bị tháo bỏ bán đi.
Từ đó đến nay, Giáo họ không có nhà thờ chỉ còn lại 22 nhân danh với 4 hộ gia đình.
II - TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
Vì hoàn cảnh khó khăn, Giáo họ không có nhà thờ để duy trì sinh hoạt nên mọi giáo dân đều qui tụ về họ nhà xứ tham gia sinh hoạt tôn giáo. Ước mong một ngày kia thánh đường Giáo họ Thủy Cơ lại ngân lên tiếng chuông ca tụng Thiên Chúa và qui tụ con người.
(Trích Kỷ Yếu 80 Năm Thành Lập Giáo Phận Thái Bình _ Nxb Hồng Đức)
Copyright © 2021 Bản quyền thuộc về Giáo Phận Thái Bình
Đang online: 67 | Tổng lượt truy cập: 4,565,722