Giáo xứ Đức Ninh

  • 09/01/2025
  • Giáo xứ Đức Ninh nằm sát sông Hồng, cách Toà Giám mục Thái Bình khoảng 75km về hướng Tây Bắc, cách Phố Hiến khoảng 13km; phía Đông giáp xứ Ngọc Đồng; phía Bắc giáp xứ Sài Quất; phía Tây và phía Nam giáp Tổng Giáo phận Hà Nội.

     

    GIÁO XỨ ĐỨC NINH

    Năm đón nhận Tin Mừng : Đầu thế kỷ XX

    Năm thành lập Giáo họ : 1911

    Năm thành lập Giáo xứ : 02/12/2006

    Năm xây dựng nhà thờ hiện tại : 1941

    Bổn mạng : Thánh Phêrô Tông Đồ (29/6)

    Số giáo dân : 1.321 (Toàn xứ), 1.017 (Nhà xứ)

    Địa chỉ : Nhà thờ Đức Ninh, xã Đức Hợp, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.

    I-VỊ TRÍ

    Giáo xứ Đức Ninh nằm sát sông Hồng, cách Toà Giám mục Thái Bình khoảng 75km về hướng Tây Bắc, cách Phố Hiến khoảng 13km; phía Đông giáp xứ Ngọc Đồng; phía Bắc giáp xứ Sài Quất; phía Tây và phía Nam giáp Tổng Giáo phận Hà Nội.

    II - HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

    Lược sử hình thành và phát triển

    Nguồn sử liệu về Giáo xứ Đức Ninh rất hạn chế, nhờ Giáo xứ Ngọc Đồng chúng ta có thể biết phần nào về Giáo xứ này. Mảnh đất Đức Ninh được đón nhận ánh sáng Tin Mừng khoảng đầu thế kỷ XX.

    Giáo dân Đức Ninh sống rải rác, lương giáo xen kẽ. Đó cũng là vấn đề khó khăn cho những Kitô hữu đầu tiên thực hành Đức tin của mình.

    Ban đầu, các tín hữu dựng một ngôi nhà nguyện với diện tích khoảng 100m2 để làm nơi cầu nguyện sớm hôm. Thời gian này, cha xứ Ngọc Đồng cử thầy Chất về trông coi, dạy kinh, dạy hát và công việc phục vụ khác.

    Năm 1911, Giáo họ Đức Ninh được thành lập, thuộc Giáo xứ Ngọc Đồng, nhận thánh Phêrô Tông Đồ làm bổn mạng.

    Năm 1917 - 1938, do có sự mâu thuẫn giữa lượng và giáo dẫn đến việc thầy Chất bị sát hại. Vì thế, xóm Tam Đa và xóm Thái Hòa được chuyển về xóm Đức Ninh. Kể từ đây, Giáo họ lại tiếp tục phát triển, số giáo dân và lòng đạo đức ngày một gia tăng.

    Năm 1941, Giáo họ Đức Ninh xây dựng ngôi nhà thờ mới với chiều dài 43m, rộng 10m, cao 13m và tháp chuông cao 23m cho phù hợp với hiện trạng nhân danh của Giáo họ.

    Biến cố năm 1954 đã làm cho đời sống đạo của người tín hữu Đức Ninh gặp nhiều khó khăn: nhiều tín hữu rời quê di cư vào miền Nam sinh sống và lập nghiệp, nhà thờ bị trưng dụng làm kho chứa thóc, chứa đay.

    Năm 1990 - 1994, cha Giuse Nguyễn Văn Ban được cử về coi sóc các xứ vùng Sài Quất, ngài về Giáo họ Đức Ninh củng cố và dần khôi phục đời sống Đức tin của tín hữu nơi đây.

    Năm 1994 - 2005, cha Tôma Đoàn Xuân Thỏa về coi sóc Giáo xứ Ngọc Đồng, ngài đã tiếp tục nâng đỡ và hướng dẫn đời sống Đức tin của Giáo họ.

    Ngày 02/12/2006, Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang ban Sắc nâng Giáo họ Đức Ninh lên hàng giáo xứ.

    Ơn gọi trong Giáo xứ

    Giáo xứ Đức Ninh rất tự hào vì đã đóng góp cho Giáo Hội những người con ưu tú, hăng say dấn bước lên đường phục vụ Chúa và tha nhân trong đời sống tu trì: cha Pet. Phạm Thiện (Hoa Kỳ); cha Pet. Phạm Minh Chí (Đà Lạt); cha Pet. Phan Minh Đức (Đà Lạt); cha Pet. Phạm Văn Chiến; cha Pet. Vũ Văn Hùng (Đà Lạt) và 5 nữ tu đang phục vụ ở các nơi trên cánh đồng truyền giáo.

    Các linh mục coi sóc Giáo xứ

    Từ khi thành lập đến nay, Đức Ninh luôn có các cha phục vụ: Cha Giuse Nguyễn Tri Chúc; cha Giuse Nguyễn Văn Sỹ, SDB; cha Giuse Nguyễn Quốc Hùng, SDB; cha Gioan Trần Văn Cương, SDB… và hiện nay là cha Phêrô Nguyễn Văn Bang.

    Các giáo họ trực thuộc: Hạnh Lâm, các họ Gềnh, Đức Đồng (có 4 người), Đức Thịnh (có 4 người), Phục Lễ, Đống Long và Làng Bông (có 3 gia đình) không còn nhà thờ.

    II - TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO XỨ

    Tuy mới được thành lập, Giáo xứ Đức Ninh lại có bề dày về đời sống Đức tin. Mọi hoạt động trong Giáo xứ rất phong phú, các đoàn hội, các lớp giáo lý đều cố gắng sống và thực hành Đức tin qua các hoạt động riêng của mình.

    Trong các đoàn hội: Huynh đoàn Đaminh hoạt động nổi bật hơn. Huynh đoàn tổ chức các hoạt động như làm việc đạo đức qua các giờ kinh nguyện. Ngoài ra, Huynh đoàn còn thăm hỏi, động viên, chia sẻ với những người ốm đau, già cả, neo đơn.

    Bên cạnh đó, số các em ở độ tuổi thiếu nhi cũng như thanh thiếu niên khá đông. Giáo xứ đã mở nhiều lớp giáo lý đáp ứng cho từng lứa tuổi và mỗi lớp có các giáo lý viên của Giáo xứ phụ trách. Vì vậy, các em rất năng động trong các sinh hoạt của Giáo xứ. Hơn nữa, nhờ được học biết Chúa, các em ngày càng trưởng thành hơn trong đời sống Đức tin.

    GIÁO HỌ HẠNH LÂM

    Năm đón nhận Tin mừng : Đầu thế kỷ XX

    Năm thành lập Giáo họ : 1938

    Năm xây dựng nhà thờ hiện tại : 2004

    Bổn mạng : Thánh Giuse (19/3)

    Số giáo dân : 146

    Địa chỉ : Nhà thờ Hạnh Lâm, xã Mại Động, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Cách nhà xứ khoảng 2km về hướng Tây Bắc.

    I- HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

    Hạnh Lâm được đón nhận ánh sáng Tin Mừng vào đầu thế kỷ XX. Hạt giống Tin Mừng được gieo vào mảnh đất màu mỡ đã nảy mầm và sinh hoa kết trái. Ban đầu, các tín hữu dựng một ngôi nhà nguyện nhỏ làm nơi họp nhau cầu nguyện.

    Năm 1938, Giáo họ được thành lập, thuộc Giáo xứ Ngọc Đồng, nhận thánh Giuse làm bổn mạng.

    Biến cố năm 1954, hầu hết bà con Giáo họ di cư vào miền Nam sinh sống và lập nghiệp, Giáo họ còn lại bốn dòng họ: Trương, Nguyễn, Đào và Chu.

    Do nằm sát dòng sông Hồng, nhà thờ bị lún và sụt lở xuống sông. Trước tình thế đó, bà con giáo dân đã vội vàng dỡ nhà thờ, đồ thờ, vật dụng thánh và tài sản của nhà thờ gửi vào nhà dân.

    Năm 1991, Giáo họ mua khu trạm xá 5 gian nhà cấp 4, tại xã Mai Động và chuyển đồ thánh và tài sản nhà thờ tạm thời vào khu vực này.

    Ngày 19/03/2004, nhờ sự giúp đỡ của quý ân nhân xa gần, cha xứ cùng Giáo họ khởi công xây dựng ngôi nhà thờ mới với chiều dài 25m, rộng 8m và cao 7m và tháp chuông cao 25.5m và hoàn thành ngày 01/5/2008 với tổng diện tích 200m2.

    Ngoài ra, Giáo họ còn xây ngôi nhà nhòng 60m2 để phục vụ cho mọi sinh hoạt.

    II - TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

    Hạnh Lâm là một giáo họ đã trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử. Cho tới nay, Giáo họ vẫn luôn sống vững vàng trong đời sống Đức tin. Các tín hữu nơi đây rất đoàn kết yêu thương nhau với tinh thần “sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc”. Hiện nay, Giáo họ tổ chức các đoàn hội: Ca đoàn, huynh đoàn Đaminh. Các thành viên trong hội đoàn luôn hăng say, tận tình giúp đỡ nhau trong mọi công việc, nhờ đó đời sống đời và đạo của Hạnh Lâm không ngừng được tăng triển.

    GIÁO HỌ GỀNH

    Năm đón nhận Tin Mừng : Giữa thế kỷ XIX

    Năm thành lập Giáo họ : 1937

    Năm xây dựng nhà thờ : (không còn)

    Bổn mạng : Thánh Tâm Chúa Giêsu

    Số giáo dân : 147

    Địa chỉ : Nhà thờ Gềnh, xã Đức Hợp, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Cách nhà xứ khoảng 1km về hướng Bắc.

    I- HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

    Giáo họ Cềnh, trước kia còn có tên gọi là Đức Ninh Tây. Vùng đất Đức Ninh Tây được đón nhận ánh sáng Đức tin vào giữa thế kỷ XIX.

    Năm 1852, ngôi nguyện đầu tiên ở nơi đây được xây dựng bằng gỗ lim, mái ngói, gồm g gian, thuộc Giáo xứ Ngọc Đồng, nhận Thánh Tâm Chúa Giêsu làm bổn mạng. Ngoài ra, các tín hữu đầu tiên đã dựng ngôi nhà giáo 12 gian bằng gỗ xoan, mái ngói.

    Năm 1927, Giáo khu xây dựng ngôi nhà thờ mới rộng hơn, khang trang hơn.

    Năm 1937, Giáo họ Đức Ninh Tây chính thức được thành lập.

    Trước năm 1954, Giáo họ có tới 1.360 nhân khẩu. Biến cố 1954, hầu hết giáo dân di cư vào vào miền Nam sinh sống và lập nghiệp, số còn lại quá ít. Trong biến cố này, Đức Ninh Tây được đổi thành Giáo họ Gềnh cho đến hôm nay.

    Năm 1969, ngôi nhà thờ bị lún và sụt lở xuống sông Hồng, cha Vinhsơn Trần Công Tính cho tháo dỡ 9 gian nhà thờ và 12 gian nhà giáo làm phúc lợi cho các cơ sở trường học cấp I, II thuộc xã Đức Hợp. Tài sản còn lại của Giáo họ được đưa về nhà thờ Đức Ninh Đông (xứ Đức Ninh ngày nay). Mười bốn đàng thánh giá cho nhà thờ thị xã Hưng Yên mượn để sử dụng vào việc đạo đức.

    II - TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

    Mặc dù không còn nhà thờ, nhưng tinh thần sống đạo của các tín hữu nơi đây rất vững mạnh và nhiệt thành. Giáo họ vẫn duy trì được huynh đoàn Đaminh để phục vụ cho các sinh hoạt của Giáo họ. Tuy nhiên, vì sống rải rác trên toàn địa bàn xã Đức Hợp, các sinh hoạt của hội có phần hạn chế. Mặc dù trải qua biết bao khó khăn, các tín hữu Cềnh ngày nay rất đoàn kết, đùm bọc nhau trong tinh thần xây dựng một nền văn minh tình thương, không phân biệt tôn giáo. Lòng mong mỏi của bà con Giáo họ Gềnh hiện nay I có một ngôi nhà thờ để thờ phượng Thiên Chúa, nuôi dưỡng đời sống Đức tin cho mọi người.

    (Trích Kỷ Yếu 80 Năm Thành Lập Giáo Phận Thái Bình _ Nxb Hồng Đức)

    Bài viết liên quan