Câu 27 - Nghi thức bẻ bánh có ý nghĩa gì ?
Nghi thức bẻ bánh lập lại cử chỉ của Chúa Kitô trong bữa Tiệc Ly: “Người cầm lấy bánh, bẻ ra và trao cho các môn đệ”. Vào thời các Tông đồ, thánh lễ được gọi là việc “bẻ bánh”. Thánh Phaolô giải thích: “Tấm bánh mà chúng ta bẻ ra chẳng phải là thông phần vào Mình Chúa đó sao ? Vì có một tấm bánh, nên chúng ta tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể, vì hết thảy chúng ta thông phần vào một tấm bánh” (1 Cor 10, 16-17).
Cử chỉ bẻ bánh thể hiện rõ ràng giá trị và tầm quan trọng của dấu hiệu hiệp nhất của mọi người trong cùng một tấm bánh, và của dấu hiệu yêu thương trong việc mọi người cùng chia với nhau tấm bánh duy nhất.
Trước đó, kinh Tạ Ơn đã nhấn mạnh điều này khi bày tỏ lời nguyện sau: “Chúng con cúi xin Cha cho Thánh Thần liên kết chúng con nên một khi chúng con dự tiệc Mình và Máu Đức Kitô” (kinh Tạ Ơn II). Chúng ta không thể tăng triển trong sự hiệp nhất với Chúa Kitô nếu chúng ta không cùng một lúc tăng triển trong sự hiệp nhất huynh đệ.
Ngày xưa, nghi thức bẻ bánh chiếm nhiều thời gian vì phải chia sẻ bánh thánh cho tất cả cộng đoàn. Ngày nay, vì những lý do mục vụ (số người rước lễ đông chẳng hạn), người ta thường sử dụng những bánh lễ nhỏ cho giáo dân và một bánh lễ lớn cho linh mục. Ngài chỉ bẻ bánh lớn này mà thôi. Do đó nghi thức bẻ bánh có thể khó nhận ra được, nhưng vẫn luôn giữ được ý nghĩa sâu sắc của nó.
Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời (Lễ Các Đẳng Linh Hồn) rơi vào thứ Bảy 2 tháng 11 năm 2024. Câu hỏi đặt ra là vào chiều tối thứ Bảy 2/11/2024, chúng ta nên cử hành lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời hay ...
Ngày 13/5, Toà Ân giải Tối cao đã công bố tài liệu liên quan đến cách thức, thực hành và các nơi thánh tại Roma và trên thế giới để lãnh nhận Ân xá trong Năm Thánh thông thường 2025.
Thứ Tư trước lễ Phục sinh sáu tuần, Giáo Hội cử hành Lễ Tro. Với Thứ Tư Lễ Tro Giáo Hội khai mạc Mùa Chay Thánh. Lễ này có nguồn gốc từ tên gọi của nó, vì sau bài giảng có nghi thức làm phép tro được đốt ...
Tứ thời bát tiết Xuân, Hạ, Thu, Ðông, thay đổi tuần hoàn luân vòng chuyển đổi. Niên lịch phụng vụ của Giáo Hội Công giáo cũng nằm trong chu kỳ ấy. Phụng vụ Giáo Hội cũng có các Mùa như: Mùa Vọng, Mùa Giáng ...
Trong Mùa Chay, chúng ta cùng sống với Đức Kitô 40 ngày trong sa mạc, để trải qua cuộc hành trình 40 năm của dân Itraen tiến về Đất hứa. Trong suốt thời gian dài đằng đẳng này, đoàn dân ông Môsê lãnh đạo ...
Các biểu tượng và ý nghĩa thiêng liêng của Mùa Vọng
Nhiều lần, khi tham dự các thánh lễ an táng, hay cầu cho người qua đời, chúng tôi nhận thấy ở khá nhiều nơi, người ta sử dụng bài hát Chúa chăn nuôi tôi của nhạc sĩ Phanxicô trong phần Thánh vịnh đáp ca. ...
Trích từ "40 câu hỏi vê Thánh lễ" của Linh mục Giuse Vũ Thái Hòa
Trích từ "40 câu hỏi vê Thánh lễ" của Linh mục Giuse Vũ Thái Hòa
Trích từ "40 câu hỏi vê Thánh lễ" của Linh mục Giuse Vũ Thái Hòa
Trích từ "40 câu hỏi vê Thánh lễ" của Linh mục Giuse Vũ Thái Hòa
Địa chỉ: Số 6, Trần Hưng Đạo, Thái Bình.
Email: bantruyenthonggptb@gmail.com
Website: www.giaophanthaibinh.net
Copyright © 2021 Bản quyền thuộc về Giáo Phận Thái Bình
Đang online: 123 | Tổng lượt truy cập: 4,040,081