Giáo xứ An Lập

  • 28/05/2024
  • Giáo xứ An Lập cách Tòa giám mục khoảng 12km về hướng Tây Bắc. Phía Tây Bắc giáp xứ Duyên Lãng; phía Tây Nam giáp xứ Gia Lạc; phía Nam giáp xứ Nguyệt Lãng.

     

    GIÁO XỨ AN LẬP

    Năm đón nhận Tin Mừng : Cuối thế kỷ XVII

    Năm thành lập Giáo họ Tiền Môn : 1703

    Năm thành lập Giáo xứ : 1907

    Năm xây dựng nhà thờ hiện tại : 2001

    Ngày cung hiến thánh đường : 14/8/2009

    Tước hiệu : Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời

    Bổn mạng : Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (15/8)

    Số giáo dân : 3.067 (Toàn xứ), 1.829 (họ Nhà xứ)

    Địa chỉ : Nhà thờ An Lập, xã Hồng Giang, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

    I - VỊ TRÍ

    Giáo xứ An Lập cách Tòa giám mục khoảng 12km về hướng Tây Bắc. Phía Tây Bắc giáp xứ Duyên Lãng; phía Tây Nam giáp xứ Gia Lạc; phía Nam giáp xứ Nguyệt Lãng.

    II - HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

    Lược sử hình thành và phát triển

    Vào cuối thế kỷ XVII, các nhà truyền giáo đến rao giảng Tin Mừng tại tổng Vị Sỹ và đặt tên cho vùng đất này là Tiền Môn (nghĩa là cửa trước).

    Năm 1703, Đức cha Raimundo Lezzoli Cao, Giám mục địa phận Đông Đàng Ngoài (Hải Phòng), ban Sắc thành lập Giáo họ Tiền Môn, thuộc xứ Kẻ Riền (xứ Duyên Lãng ngày nay), nhận Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời làm bổn mạng.

    Năm 1706, nhà thờ đầu tiên được dựng đơn sơ bằng tranh tre vách đất, mái tranh.

    Năm 1857, thời vua Tự Đức bách hại đạo, cha chính Năm đưa trường La Tinh và chủng sinh tới làng Rèm (nay là xứ Tây Làng) ẩn tránh. Năm 1861, cha chính Hòa (Emmanuel Riano) chuyển nhà Phước Lục Thủy về đây lánh nạn.

    Năm 1861, Giáo họ dựng nhà thờ thứ hai bằng gỗ lim, lợp ngói mũi.

    Năm 1907, Đức cha Mazime Fernandez Định, OP, Giám mục giáo phận Trung, ban Sắc tách Giáo họ Tiền Môn và 5 họ khác: Tây Làng, Bơn Làng, Lập Trại, Bơn Trại và Hậu Trung của xứ Kẻ Diền, thành lập giáo xứ mới và đặt tên là An Lập.

    Năm 1913, Cha xứ Nghiễm và cộng đoàn dựng nhà thờ thứ ba, 9 gian, bằng gỗ lim, lợp ngói mũi, hướng Bắc Nam, với chiều dài 46m, rộng 16m, cao 10m, tháp chuông cao 28m, tổng diện tích 130m2.

    Năm 1953, chiến tranh Pháp - Việt tàn phá làm nhà thờ hư hỏng nặng.

    Năm 1954, sau hiệp định Giơnevơ, cha xứ và số đông giáo dân di cư vào miền Nam, số còn lại rất ít. Cha chính Đaminh Đinh Đức Trụ cử cha Vinhsơn Nguyễn Khắc Hiếu về An Lập và quản nhiệm các xứ: Duyên Lãng, Phú Lạc,Gia Lạc, Nguyệt Lãng và Nam Lỗ.

    Ngày 01/10/1972, Mỹ bỏ bom làm hư hại nhà thờ, 3 tín hữu bị thiệt mạng.

    Năm 1998, cha xứ Phêrô Chanel Nguyễn Kiêm Toàn và Cộng đoàn xây Đền Thánh Đaminh Bùi Văn Uý tử đạo.

    Ngày 10/02/2001, cha chính giáo phận Hieronimô Nguyễn Phúc Hạnh, cha xứ Phêrô Chanel Nguyễn Kiêm Toàn và Giáo xứ xây dựng nhà thờ thứ tư, với chiều dài 60m, rộng 20m, tum cao 18m và hai tháp chuông cao 38m và khánh thành năm 2004.

    Ngày 14/8/2009, Giáo xứ tổ chức lễ Cung Hiến Thánh Đường, với tước hiệu Hồn Xác Lên Trời, do Đức Cha Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Sang chủ sự.

    Các chứng nhân tử đạo

    Dưới thời cấm đạo của vua Minh Mạng và Tự Đức, Giáo xứ An Lập có người con đã hy sinh tính mạng vì đạo Chúa, đó là: Thánh Đaminh Bùi Văn Uý, tử đạo ngày 19/12/1839 tại Cổ Mễ, Bắc Ninh.

    Ơn gọi trong Giáo xứ

    Giáo xứ An Lập có những người con quảng đại đáp lại tiếng Chúa gọi, phục vụ Giáo Hội và tha nhân: Đức cha Giuse Trương Cao Đại (+) (Hải Phòng); cha Giuse Mai Trần Nga (Thái Bình); cha Giuse Nguyễn Quang Phục (Thái Bình); Cha Giuse Nguyễn Văn Kha (Thái Bình); cha Giuse Mai Văn Diện (Thái Bình); cha Giuse Đỗ Trọng Huy (Thái Bình); cha Vinhsơn Nguyễn Tiến Dũng (Xuân Lộc); cha Giuse Trương Tiến Định (Long Xuyên); cha Giuse Trương Văn Quang (Bà Rịa); cha Giuse Nguyễn Văn Tường ( Long Xuyên); cha Gioan Vianey Nguyễn Ngọc Thụ (Hoa Kỳ); cha Giuse Nguyễn Văn Cường.SJ (Hoa Kỳ); cha Tuyên (+) (Bùi Chu); cha Giuse Mai Trần Minh (Thái Bình); cha Giuse Nguyễn Văn Triển (Thái Bình); cùng số đông các thầy chủng sinh và nam nữ tu sĩ.

    Các Linh mục coi sóc Giáo xứ

    Cha Giuse Túy; cha Mẫn; cha Khoan; cha Khiêm; cha Cảnh; cha Duyệt; cha Hương; cha Luật; cha Thạch; cha Nhiêm; cha Độ; cha Kiên; cha Oánh; cha Lý; cha Thức; cha Diễn; cha Liêm; cha Nghiễm; cha Nghị; cha Ngọc; Cha Tôma Vũ Nguyên Sùng; cha Tư; cha Vinhsơn Nguyễn Khắc Hiếu (1955-1993); cha Vinhsơn Đỗ Cao Thăng (1993-1998); cha Phêrô Chanel Nguyễn Kiêm Toàn (1998- 2008); Đức ông Tôma Trần Trung Hà (2008- 2014); cha Luca Nguyễn Văn Định; hiện nay là cha Hier Nguyễn Ngọc Hinh.

    Các giáo họ trực thuộc: Bơn Trại và Hậu Trung.

    III - TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

    An Lập là một giáo xứ có truyền thống đạo đức, các đoàn hội luôn nêu cao tinh thần phục vụ. Ngoài ra, để củng cố đức tin cho thế hệ tương lai, cha xứ cùng Hội Đồng Giáo xứ rất quan tâm tới việc học hỏi giáo lý cho con em trong Giáo xứ: Lập ban giáo lý - đào tạo nhân lực; mở các lớp Giáo Lý theo các Khối, hầu phát triển con người toàn diện.

     

     

    GIÁO HỌ BƠN TRẠI

    Năm đón nhận Tin Mừng : Giữa thế kỷ XVIII

    Năm thành lập Giáo họ : 1894

    Năm xây dựng nhà thờ hiện tại : 1935

    Bổn mạng : Thánh Gioan Baotixita (24/6)

    Số giáo dân : 278

    Địa chỉ : Nhà thờ Bơn Trại xã Hồng Giang, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Cách nhà xứ khoảng 2km về hướng Đông Nam.

    I - HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

    Lược sử hình thành và phát triển

    Vùng đất Bơn Trại, trước kia gọi là làng An Liêm, xã Bạch Đằng, phủ Tiên Hưng, được đón nhận Đức Tin khoảng giữa thế kỷ XVIII. Theo truyền khẩu, khoảng năm 1890, nơi đây đã có một nhà nguyện 5 gian, hướng Tây, bằng tranh tre vách đất. Số giáo dân có 6 hộ gia đình với 22 nhân danh.

    Năm 1894, Bề trên Giáo phận ban Sắc thành lập Giáo họ Bơn Trại, thuộc xứ Kẻ Riền (xứ Duyên Lãng ngày nay), nhận thánh Gioan Baotixita làm bổn mạng.

    Năm 1933, cha xứ Nghiễm và Giáo họ xây nhà thờ, với chiều dài 26m, rộng 8.8m, cao 9m, tháp chuông cao 19m và hoàn thành năm 1935. Lúc đó, Giáo họ có 38 gia đình với 163 nhân khẩu.

    Năm 1950 - 1952, cha xứ Tư và Giáo họ dựng nhà phòng 5 gian bằng gỗ.

    Biến cố 1954, 6 gia đình của Giáo họ di cư vào miền Nam với cha Tư.

    Năm 1973, thời cha xứ Vinhsơn Nguyễn Khắc Hiếu, Giáo họ mua chuông tây thay chuông nam.

    Năm 1982, Giáo họ mua gỗ lim tu sửa lại phần mái nhà thờ, mở rộng hành lang và làm sân khấu.

    Năm 2001 - 2005, Giáo họ xây nhà giáo lý, với chiều dài 17m, rộng 8.7m và cao 4m.

    Năm 2010 - 2013, Giáo họ đại tu toàn bộ nhà thờ.

    Các chứng nhân tử đạo: Bơn Trại là quê ngoại của Hiền phúc tử đạo Phêrô Tá (số 905). Hài cốt ngài đang an nghỉ tại đây đợi ngày Giáo Hội tôn vinh.

    Ơn gọi trong Giáo họ: Hiện nay, Giáo họ Bơn Trại có những người con dâng hiến cuộc đời theo Chúa, phục vụ Giáo Hội và tha nhân: cha Gioan B. Nguyễn Xuân Thiều OP (Bắc Ninh) và một thầy dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc.

    II - TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

    Giáo họ Bơn Trại không ngừng phát triển trong đời sống đức tin, đức ái Kitô giáo qua hoạt động của các đoàn hội. Mọi thành viên trong các hội đoàn luôn nhiệt tình hăng say với công việc Giáo xứ, Giáo họ.

     

     

    GIÁO HỌ HẬU TRUNG

    Năm đón nhận Tin Mừng : Cuối thế kỷ XIX

    Năm thành lập Giáo họ : 1900

    Năm xây dựng nhà thờ hiện tại : 1938

    Bổn mạng : Thánh Vinh Sơn (05/4)

    Số giáo dân họ : 125

    Địa chỉ : Nhà thờ Hậu Trung, xóm Tân Tiến, xã Bạch Đằng, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Cách nhà xứ khoảng hơn 2km về hướng Tây Nam.

    I - HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

    Lược sử hình thành và phát triển

    Giáo họ Hậu Trung được đón nhận ánh sáng Đức Tin vào khoảng cuối thế kỷ XIX. Số tín hữu đầu tiên đã dựng một nhà nguyện nhỏ làm nơi cầu nguyện sớm tối.

    Sau này, thời cụ trùm chánh Nguyễn Viết Hòa và ông Phêrô Liêm xin với cha xứ, chuyển nhà thờ đến khu đất cạnh đường 222, thuộc xóm Tân Tiến, xã Bạch Đằng.

    Năm 1931, cha xứ Phêrô Nghiễm và Giáo họ dựng một nhà nguyện nhỏ 7 gian nhỏ.

    Năm 1937, thời cha xứ Phêrô Nghị, Giáo họ xây dựng ngôi nhà thờ 7 gian, dài 24m, rộng 8m, cao 6m, lợp ngói đỏ, bên trong có 2 hàng cột.

    Năm 1938, Giáo họ xây tháp chuông cao 22m.

    Năm 2006, cha xứ và Giáo họ đại tu lại ngôi nhà thờ.

    Ơn gọi trong Giáo họ: Giáo họ Hậu Trung đóng góp vào Vườn Nho của Chúa những người con: cha Phanxicô Ass. Nguyễn Tiến Tám (Thái Bình), cha Vinhsơn Nguyễn Văn Hà;  cha Vinhsơn Nguyễn Quốc Hoàn. 

    II - TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

    Hậu Trung là một giáo họ ít người so với các Giáo họ trong Giáo xứ, nhưng mọi sinh hoạt của Giáo họ không vì thế mà giảm bớt sự sôi nổi và nhiệt thành. Trong hành trình ơn gọi, mỗi người con trong Giáo họ luôn ý thức sứ mệnh đem Chúa đến cho mọi người bằng chính đời sống thường ngày của mình.

     

    Nguồn: Kỷ Yếu Giáo phận Thái Bình

    Bài viết liên quan