Ngày 27/8: Thánh nữ Mô-ni-ca

  • 27/08/2024
  • Thánh nữ Mô-ni-ca là tấm gương sáng chói cho các người làm mẹ: nuôi dưỡng lòng tin bằng lời cầu nguyện và chiếu toả ra bên ngoài bằng các nhân đức.

     

    Ngày 27 tháng 8
    THÁNH NỮ MONICA
    (331 - 387)
    “Hỡi thanh niên, Ta truyền cho con hãy chỗi dậy.

    BÀI ĐỌC I: Hc 26, 1-4. 16-21 (Hl 1-4. 13-16)

    ‘Như mặt trời mọc lên thế nào, thì người vợ hiền lành cũng sẽ là vật trang trí cho gia đình như vậy’.

    Trích sách Huấn Ca.

    Phúc cho người chồng có được một người vợ hiền, vì sẽ được sống gấp đôi. Người vợ mạnh khoẻ là niềm hân hoan của người chồng và sẽ sống trong yên hàn: Một người vợ hiền là gia sản quý giá, nàng sẽ được ghi vào số những kẻ kính sợ Thiên Chúa, sẽ mang lại cho người chồng những công đức, luôn luôn tỏ lòng tốt đối với người giàu có và kẻ khó nghèo, lúc nào nét mặt cũng hân hoan.

    Người vợ đức hạnh sẽ làm cho người chồng được sung sướng và được khoái trá tận xương tuỷ. Một phụ nữ đức hạnh là của Chúa ban cho. Một phụ nữ cẩn ngôn và có giáo dục là một bảo vật vô giá. Ơn lại thêm ơn, khi có một người vợ thánh thiện và danh thơm tiếng tốt. Vì một tâm hồn trong sạch thật là vô giá. Như mặt trời mọc lên chiếu sáng sự cao cả của Thiên Chúa thế nào, thì người vợ hiền cũng sẽ là vật trang trí cho tư thất mình như vậy.

    Đó là lời Chúa.

    Tin mừng: Lc 7, 11-17

    11 Khi ấy, Chúa Giêsu đến một thành gọi là Naim. Các môn đệ và đám đông dân chúng cùng đi với Người. 12 Khi Người đến gần cửa thành, thì gặp người ta đang khiêng đi chôn người con trai duy nhất của một bà goá kia và có đám đông dân thành đi đưa xác với mẹ nó. 13 Trông thấy bà, Chúa động lòng thương và bảo bà rằng: “Đừng khóc nữa”. 14 Đoạn tiến lại gần, Người chạm đến quan tài và những người khiêng đứng lại. Bấy giờ Người phán: “Hỡi thanh niên, Ta truyền cho ngươi hãy chỗi dậy”. 15 Người chết liền ngồi lên và bắt đầu nói. Rồi Người trao lại cho mẹ nó.

    16 Mọi người đều sợ hãi và ngợi khen Thiên Chúa rằng: “Một tiên tri cao cả đã xuất hiện giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã thăm viếng dân Người”. 17 Và việc này đã loan truyền danh tiếng Người trong toàn cõi Giuđêa và khắp vùng lân cận.

    Suy niệm (Lm. Giuse Đinh Tất Quý)

    Hôm nay tôi muốn được chia sẻ đôi điều với anh chị em đặc biệt với những ai được mang danh hiệu cao quí là Mẹ.

    Khi viết về người Mẹ một nhà văn Pháp đã có những lời diễn tả như thế này: “Bà mẹ không phải như một họa sĩ vẽ cái đẹp lên tranh, không như một nhà điêu khắc chạm hình trong đá, không như nhà văn diễn đạt tư tưởng hay bằng những lời chọn lọc, cũng không như một nhạc sĩ ký thác tâm tình đẹp trong tiếng đàn. Phận sự của bà mẹ chính là nhờ ở sức Chúa giúp đỡ, hình thành nên trong linh hồn những người con hình ảnh của Chúa trên trời.”

    Vâng kính thưa anh chị em

    Có lẽ không có lời nào hay hơn thế để mô tả về một người mẹ, một người mẹ rất nổi tiếng trong Giáo Hội mà hôm nay chúng ta mừng kính. Đó là thánh nữ Monica.

    Chúng ta chỉ biết Thánh Mônica qua quyển Tự Thuật của người con là Thánh Augustino. Bà sinh khoảng năm 332 ở Tagaste miền bắc Châu Phi, là con trong một gia đình có đạo. Lúc 18 tuổi, bà phải kết hôn với một người ngoại tên là Patricius theo ý của gia đình và sau đó sinh được 3 người con: người con cả là Augustinô. Bà luôn theo dõi sự phát triển của con với niềm vui lẫn âu lo. Bà đã phải khóc lóc vì thấy nơi người con của bà có những dấu hiệu sai lạc về luân lý và tinh thần. Dầu vậy bà luôn luôn lấy tình thương khuyên nhủ con. Sau một thời gian quá dài nhưng chưa chinh phục được người con của mình, bà đã được một vị Giám mục, nói chính xác là thánh Ambrosiô, đã an ủi bà: “Không lẽ một người con đã làm cho bà rơi biết bao nhiêu nước mắt, lại phải hư mãi sao?”.

    Như vậy là chúng ta thấy không những bà đã lo lắng cho chồng để ông được trở lại đạo một năm trước khi ông qua đời, khoảng năm 371. Rồi sau khi chồng mất, bà đã từ Roma theo người con cả Augustino lên tận Milan nơi ông dạy học để ở nơi đây Bà được chứng kiến cảnh con của mình từ bỏ lạc giáo trở về với Chúa, chịu rửa tội vào đêm Vọng Phục Sinh năm 387 dưới sự hướng dẫn và dìu dắt của Giám Mục Ambrôsiô. Sau khi trở lại, Augustinô, em và mẹ đã quyết định trở về Tagaste.

    Mùa thu năm 387 cả ba mẹ con từ bỏ Rôma, lên đường về Châu Phi. Chúng ta hãy nghe chính Augustinô thuật lại những giờ sau hết của mẹ mình trên dương thế: “Con không nhớ rõ con đã trả lời làm sao. Nhưng phỏng năm ngày sau, hay hơn một chút, mẹ con ngã bệnh sốt rét. Đang khi nằm bệnh, thì ngày nọ ngài bất tỉnh, không còn nhận ra những người chung quanh. Chúng con chạy tới thì ngài tỉnh lại ngay, nhìn con và em con đang đứng đó; ngài có vẻ tìm kiếm cái gì đó và bảo chúng con : “Mẹ ở đâu thế này?”

    Rồi thấy chúng con buồn sầu và lo sợ, ngài nói: “Các con hãy nhớ chôn mẹ ở nơi đây!' Con thinh lặng và kìm hãm nước mắt. Nhưng em con nói mấy lời tỏ ý ước ao thấy ngài được chết tại quê nhà hơn là ở tha hương. Nghe thấy vậy, ngài tỏ vẻ không bằng lòng. Ngài quắc mắt nhìn em con, vì nó đã có những tư tưởng như vậy, rồi nhìn con mà nói: “Con xem, nó nói như vậy đó!” Đoạn ngài bảo hai chúng con: “Các con chôn xác này ở đâu cũng được; các con đừng quá lo về việc đó. Mẹ chỉ xin các con một điều, là bất cứ các con ở đâu, các con hãy nhớ đến mẹ trước bàn thờ Chúa”. Sau khi cố gắng nói được điều đó rồi, mẹ con ở lặng và cơn bệnh gia tăng, làm cho ngài càng đau đớn. Vậy, sau khi thụ bệnh được 9 ngày, thì linh hồn thánh thiện và đạo đức đó đã lìa khỏi xác: ngài được 56 tuổi còn con được 33 tuổi” đúng tuổi sống trên đời của Chúa Giêsu.

    Augustinô đã chôn cất mẹ tại Ostia.

    Sau này khi nhớ về cái chết của Mẹ mình Augustinô đã viết: “Con mất mẹ cách đột ngột, nhưng con cảm thấy an ủi khi dâng cho Chúa nước mắt con khóc mẹ. Con dâng nước mắt ấy cầu nguyện cho mẹ con. Nếu ai đoán xét con, phạm tội vì khóc thương một bà mẹ chết đi và tạm thời mắt con không còn trông thấy được nữa, thì con xin họ nhớ rằng chính bà đã khóc than biết bao năm trường để mắt bà được trông thấy con sống lại với Chúa, xin họ đừng nhạo cười con, nhưng xin họ cũng khóc lóc vì tội lỗi con đã phạm trước mặt Chúa. Chúa là cha của tất cả anh chị em chúng con trong Đức Kitô.

    Ngày nay xác bà được dời về thánh đường kính Thánh Augustinô tại Rôma.

    Vâng đó là cuộc đời của người mẹ thánh. Và sự thánh thiện đã đổ tràn qua người con. Một niềm vui vô cùng lớn lao nhưng là một niềm vui phải trả bằng một giá thật lớn. Rõ ràng một người mẹ nhờ ở sức Chúa giúp đỡ hình thành nên trong linh hồn người con của mình hình ảnh của Chúa trên trời.”

    Hình như số phận của những người làm mẹ muốn cho con của mình được thành đạt, thành đạt trong cuộc sống đời thường hay thành đạt trong lãnh vực thiêng liêng đều phải như thế.

    Ông Comolet Sue, nhà giáo dục danh tiếng, đã điều tra và kể lại trong bản báo cáo về Hội Hôn nhân Thiên Chúa giáo ở Pháp câu truyện này:

    Có lần ông gặp một bà góa. Các con bà giữ đạo sốt sắng và thành công một cách vinh quang trên đường đời. Ông hỏi bà :

    - Bà đã làm gì trong công việc giáo dục con cái bà? Bà đã dìu dắt con bà một cách thực tế như thế nào trong cuộc đời? Bà đã một mình làm tròn sự nghiệp phức tạp ấy!

    Bà trả lời cách gọn gàng, giản dị:

    - Tôi không biết.

    Ông gặng hỏi:

    - Bà giấu đấy chứ? Các con trai bà đã làm cách nào để tạo được những địa vị danh giá mà đồng thời vẫn là tín đồ đáng nể phục? Các con bà hình như rất bằng lòng với cuộc sống của mình. Có bao giờ bà phải thất vọng không ...?

    Bà mỉm cười và hỏi:

    - Ông có tin tưởng Thiên Chúa không?

    - Chắc là Thiên Chúa cai trị sóng gió, nhưng nếu bà không biết lo liệu thì thuyền cứ chìm.

    - Lo liệu phòng ngừa là phải cầu nguyện cho nhiều.

    - Không đủ, thưa bà. Bởi chắc không phải lúc nào bà cũng chắp tay quỳ gối trong nhà thờ?

    Bị hỏi dồn, bà nói thiệt:

    - Ngày chồng tôi chết, để lại cho tôi mười đứa con nhỏ, đứa lớn chưa đầy 15 tuổi. Tiền của eo hẹp, nên tôi phải quả quyết... Trước hết là... Là xét lại lương tâm, khi xét mình tôi đã nhận thấy cần phải tu chỉnh, cải tạo đời sống mình cho tốt hơn, thêm nhiều đức tính tốt hơn nữa. Tôi làm ngay... và cứ thế mà tiến...

    - Có thế thôi sao? Bà còn làm gì hơn nữa cho con bà?

    -  Không có gì khác cả, thưa ông. Tôi tự sửa mình và chính Chúa đã đào tạo chúng nó.

    Ngạn ngữ của người Roma có câu: “Không ai có thể cho cái mình không có.” Bà Monica thánh thiện cho nên sự thánh thiện của bà đã tràn qua người con.

    Suy niệm (Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái)

    A- Phân tích (Hạt giống...)

    Chúa Giêsu cứu sống con trai bà goá thành Naim:

    - Tất cả mọi người hôm đó chẳng ai mở lời xin Chúa giúp. Ngài ra tay cứu giúp chỉ vì động lòng thương.

    - Chúa chạnh lòng trước cảnh mẹ goá con côi, tre già khóc măng non.

    - Cứu sống đứa con trai xong, Chúa còn tế nhị trao nó lại cho mẹ nó.

    B- Suy gẫm (...nẩy mầm)

    1. Trái tim con người vốn giàu tình thương. Nhưng vì nhiều lý do, trái tim có thể bị chai lì đi, không còn xúc động gì trước cảnh khổ của người khác.

    Thấy người nghèo thường quá, tôi không còn cảm động cái khổ của người nghèo.

    Thấy người bệnh thường quá, tôi không còn cảm được nỗi đau của họ.

    Thấy người tội lỗi quen quá, tôi dửng dưng nhìn người ta càng ngày càng chìm sâu trong tội.

    Lạy Chúa, xin đổi trái tim bằng đá của con bằng trái tim bằng thịt.

    2. Xin Chúa cũng dạy con biết tế nhị: thấy được nhu cầu người khác trước khi họ xin con giúp, và giúp họ một cách tế nhị nhẹ nhàng như hôm xưa Chúa đã trao đứa con lại cho người mẹ.

    3. “Tiến lại gần, Ngài chạm đến quan tài”: việc làm này bị luật coi là ô uế. nhưng để an ủi gia đình người chết, và để “tiến lại gần” (ý muốn được gần gũi với người đau khổ), Chúa không ngại gì cả. Yêu thương giúp đỡ đòi hỏi phải can đảm và hy sinh.

    4. Chuyện người mẹ Naim đau khổ được Chúa cứu giúp khiến tôi nghĩ tới cảnh khổ của bản thân mình. Bà không biết người đàn ông đúng ở cổng thành hôm ấy là Chúa Giêsu, Đấng có quyền năng cứu sống. Bà không ngỏ lời xin Chúa. Nhưng Chúa chạnh lòng thương, tự động Chúa lại gần và Chúa kéo bà ra khỏi cơn đau khổ.

    Chúa lúc nào cũng ở gần tôi. Khi tôi phải khổ, Chúa cũng chạnh lòng và Ngài sẵn sàng cứu giúp. Tôi không bao giờ cô đơn.

    5. “Chúa Giêsu tiến lại gần, Người chạm đến quan tài và phán: ‘Hỡi thanh niên, Ta truyền cho ngươi hãy chỗi dậy.’ Người chết liền ngồi lên và bắt đầu nói.”. (Lc 7,14-15).

    Bữa nay mình không muốn đến nhà thờ, Chúa Nhật nào Giang cũng đi câu cá. Mai nằm lì trên gường. Tin và Sơn phóng xe đi chơi. Bích thì gọi điện thoại cho bạn. Này có ai gọi mình thì phải ?

    Bữa nay mình không muốn đến nhà thờ, Bài giảng dài lê thê và khó hiểu quá. Xem phim hoạt hình trên Tivi, hay mở máy hát nghe nhạc, hoặc gọi điện thoại “tám” với bạn bè còn thích hơn. Này rõ ràng có ai gọi mình mà!

    Lạy Chúa, con chỉ nghe toàn những tiếng nhu cầu của bản thân. Còn tiếng gọi của Chúa sao mơ màng quá, khó nghe quá. Chúa đã gọi người thanh niên chỗi dậy từ cõi chết, xin Ngài cũng gọi con từ những đam mê bất chính của con. (Hosanna)

    6. Hôm nay tôi muốn được chia sẻ đôi điều với anh chị em, đặc biệt với những ai được mang danh hiệu cao quí là Mẹ.

    Khi viết về người Mẹ một nhà văn Pháp đã có những lời diễn tả như thế này: “Bà mẹ không phải như một họa sĩ vẽ cái đẹp lên tranh, không như một nhà điêu khắc chạm hình trong đá, không như nhà văn diễn đạt tư tưởng hay bằng những lời chọn lọc, cũng không như một nhạc sĩ ký thác tâm tình đẹp trong tiếng đàn. Phận sự của bà mẹ chính là nhờ ở sức Chúa giúp đỡ, hình thành nên trong linh hồn những người con hình ảnh của Chúa trên trời.”

    Vâng kính thưa anh chị em,

    Có lẽ không có lời nào hay hơn thế để mô tả về một người mẹ, một người mẹ rất nổi tiếng trong Giáo Hội mà hôm nay chúng ta mừng kính. Đó là thánh nữ Monica.

    7. Chúng ta chỉ biết Thánh Mônica qua quyển Tự Thuật của người con là Thánh Augustino. Bà sinh khoảng năm 332 ở Tagaste miền bắc Châu Phi, là con trong một gia đình có đạo. Lúc 18 tuổi, bà phải kết hôn với một người ngoại tên là Patricius theo ý của gia đình và sau đó sinh được 3 người con: người con cả là Augustinô. Bà luôn theo dõi sự phát triển của con với niềm vui lẫn âu lo. Bà đã phải khóc lóc vì thấy nơi người con của bà có những dấu hiệu sai lạc về luân lý và tinh thần. Dầu vậy bà luôn luôn lấy tình thương khuyên nhủ con. Sau một thời gian quá dài nhưng chưa chinh phục được người con của mình, bà đã được một vị Giám mục, nói chính xác là thánh Ambrosiô, đã an ủi bà: “Không lẽ một người con đã làm cho bà rơi biết bao nhiêu nước mắt, lại phải hư mãi sao ?”.

    Như vậy là chúng ta thấy không những bà đã lo lắng cho chồng để ông được trở lại đạo một năm trước khi ông qua đời, khoảng năm 371. Rồi sau khi chồng mất, bà đã từ Roma theo người con cả Augustino lên tận Milan nơi ông dạy học để ở nơi đây Bà được chứng kiến cảnh con của mình từ bỏ lạc giáo trở về với Chúa, chịu rửa tội vào đêm Vọng Phục Sinh năm 387 dưới sự hướng dẫn và dìu dắt của Giám Mục Ambrôsiô. Sau khi trở lại, Augustinô, em và mẹ đã quyết định trở về Tagaste.

    Mùa thu năm 387 cả ba mẹ con từ bỏ Rôma, lên đường về Châu Phi. Chúng ta hãy nghe chính Augustinô thuật lại những giờ sau hết của mẹ mình trên dương thế: “Con không nhớ rõ con đã trả lời làm sao. Nhưng phỏng năm ngày sau, hay hơn một chút, mẹ con ngã bệnh sốt rét. Đang khi nằm bệnh, thì ngày nọ ngài bất tỉnh, không còn nhận ra những người chung quanh. Chúng con chạy tới thì ngài tỉnh lại ngay, nhìn con và em con đang đứng đó; ngài có vẻ tìm kiếm cái gì đó và bảo chúng con : “Mẹ ở đâu thế này ?”

    Rồi thấy chúng con buồn sầu và lo sợ, ngài nói: “Các con hãy nhớ chôn mẹ ở nơi đây!' Con thinh lặng và kìm hãm nước mắt. Nhưng em con nói mấy lời tỏ ý ước ao thấy ngài được chết tại quê nhà hơn là ở tha hương. Nghe thấy vậy, ngài tỏ vẻ không bằng lòng. Ngài quắc mắt nhìn em con, vì nó đã có những tư tưởng như vậy, rồi nhìn con mà nói: “Con xem, nó nói như vậy đó!” Đoạn ngài bảo hai chúng con: “Các con chôn xác này ở đâu cũng được; các con đừng quá lo về việc đó. Mẹ chỉ xin các con một điều, là bất cứ các con ở đâu, các con hãy nhớ đến mẹ trước bàn thờ Chúa”. Sau khi cố gắng nói được điều đó rồi, mẹ con ở lặng và cơn bệnh gia tăng, làm cho ngài càng đau đớn. Vậy, sau khi thụ bệnh được 9 ngày, thì linh hồn thánh thiện và đạo đức đó đã lìa khỏi xác: ngài được 56 tuổi còn con được 33 tuổi” đúng tuổi sống trên đời của Chúa Giêsu.

    Augustinô đã chôn cất mẹ tại Ostia.

    Sau này khi nhớ về cái chết của Mẹ mình Augustinô đã viết: “Con mất mẹ cách đột ngột, nhưng con cảm thấy an ủi khi dâng cho Chúa nước mắt con khóc mẹ. Con dâng nước mắt ấy cầu nguyện cho mẹ con. Nếu ai đoán xét con, phạm tội vì khóc thương một bà mẹ chết đi và tạm thời mắt con không còn trông thấy được nữa, thì con xin họ nhớ rằng chính bà đã khóc than biết bao năm trường để mắt bà được trông thấy con sống lại với Chúa, xin họ đừng nhạo cười con, nhưng xin họ cũng khóc lóc vì tội lỗi con đã phạm trước mặt Chúa. Chúa là cha của tất cả anh chị em chúng con trong Đức Kitô.

    Ngày nay xác bà được dời về thánh đường kính Thánh Augustinô tại Rôma.

    Vâng đó là cuộc đời của người mẹ thánh. Và sự thánh thiện đã đổ tràn qua người con. Một niềm vui vô cùng lớn lao nhưng là một niềm vui phải trả bằng một giá thật lớn. Rõ ràng một người mẹ nhờ ở sức Chúa giúp đỡ hình thành nên trong linh hồn người con của mình hình ảnh của Chúa trên trời.”

    8. Hình như số phận của những người làm mẹ muốn cho con của mình được thành đạt, thành đạt trong cuộc sống đời thường hay thành đạt trong lãnh vực thiêng liêng đều phải như thế.

    Ông Comolet Sue, nhà giáo dục danh tiếng, đã điều tra và kể lại trong bản báo cáo về Hội Hôn nhân Thiên Chúa giáo ở Pháp câu truyện này:

    Có lần ông gặp một bà góa. Các con bà giữ đạo sốt sắng và thành công một cách vinh quang trên đường đời. Ông hỏi bà :

    - Bà đã làm gì trong công việc giáo dục con cái bà ? Bà đã dìu dắt con bà một cách thực tế như thế nào trong cuộc đời ? Bà đã một mình làm tròn sự nghiệp phức tạp ấy!

    Bà trả lời cách gọn gàng, giản dị:

    - Tôi không biết.

    Ông gặng hỏi:

    - Bà giấu đấy chứ ? Các con trai bà đã làm cách nào để tạo được những địa vị danh giá mà đồng thời vẫn là tín đồ đáng nể phục ? Các con bà hình như rất bằng lòng với cuộc sống của mình. Có bao bà phải thất vọng không ... ?

    Bà mỉm cười và hỏi:

    - Ông có tin tưởng Thiên Chúa không ?

    - Chắc là Thiên Chúa cai trị sóng gió, nhưng nếu bà không biết lo liệu thì thuyền cứ chìm.

    - Lo liệu phòng ngừa là phải cầu nguyện cho nhiều.

    - Không đủ, thưa bà. Bởi chắc không phải lúc nào bà cũng chắp tay quỳ gối trong nhà thờ ?

    Bị hỏi dồn, bà nói thiệt:

    - Ngày chồng tôi chết, để lại cho tôi mười đứa con nhỏ, đứa lớn chưa đầy 15 tuổi. Tiền của eo hẹp, nên tôi phải quả quyết... Trước hết là... Là xét lại lương tâm, khi xét mình tôi đã nhận thấy cần phải tu chỉnh, cải tạo đời sống mình cho tốt hơn, thêm nhiều đức tính tốt hơn nữa. Tôi làm ngay... và cứ thế mà tiến...

    - Có thế thôi sao ? Bà còn làm gì hơn nữa cho con bà ?

    Không có gì khác cả, thưa ông. Tôi tự sửa mình và chính Chúa đã đào tạo chúng nó.

    Ngạn ngữ của người Roma có câu: “Không ai có thể cho cái mình không có.” Bà Monica thánh thiện cho nên sự thánh thiện của bà đã tràn qua người con.

    Suy niệm (Lm. Giuse Đinh Lập Liễm)

    Thánh Monica (Mt 25,1-13)

    1. Nước Thiên Chúa được ví như bữa tiệc cưới, mà trong đó chỉ những ai có thái độ tỉnh thức và sẵn sàng, mới có cơ hội được chú rể là Đức Giêsu dẫn vào đồng bàn với Người trong vương quốc vĩnh cửu. Hình ảnh năm cô khôn và năm cô khờ cùng cầm đèn đi đón chàng rể, nhưng khác nhau ở chỗ là cô khôn mang đèn mang thêm dầu, còn cô dại thì mang đèn không dầu, là hình ảnh tiêu biểu của hai kiểu sống đạo của chúng ta hôm nay. Chúng ta cùng chung đức tin (là cùng tin có Chúa và Chúa sẽ đến) như ai cũng mang theo đèn, nhưng khác nhau ở chỗ có thực hành đời sống đức tin hay không, hay là tin nơi đầu môi chót lưỡi, còn cuộc sống thì vô thần, tựa như cái đèn rỗng ruột, không còn tỏa sáng mà đã tắt ngấm tối thui từ khi nào.
    2. Chúng ta có thể hiểu qua dụ ngôn này: Chàng rể đặc biệt chính là Chúa Kitô, mười trinh nữ phù dâu là toàn thể nhân loại, được Thiên Chúa yêu thương và đón mời vào dự tiệc cưới Nước trời, dầu và đèn là các điều kiện cần có để tham dự tiệc cưới. Mười cô phù dâu, có năm cô khôn và năm cô dại. Đó là hình ảnh con người, có người khôn, có người dại. Khôn hay dại là căn cứ vào thái độ họ có biết sẵn sàng hay không.

    Năm cô khôn ngoan cũng ngủ như năm cô khờ dại, thế mà được coi là có thái độ tỉnh thức, bởi vì tuy ngủ, nhưng họ đã chuẩn bị sẵn sàng những thứ cần thiết. Như thế, tỉnh thức không phải là lúc nào cũng lăng xăng làm việc, tỉnh thức không phải là không được nghỉ ngơi. Tỉnh thức là chu toàn trách nhiệm: khi trách nhiệm chưa xong thì phải lo cho xong, khi đã xong rồi thì có quyền ngơi nghỉ.

    1. Chúng ta cũng thấy Đức Phật dạy các môn đệ mình: “Phải trấn tĩnh cho tâm thanh tịnh để mà giác thức”. Trong cuộc sống, không phải lúc nào chúng ta cũng có một tâm trạng an tĩnh để mà suy xét mọi điều, bởi vì có rất nhiều mối bận tâm, lo toan, tính toán đang xâm chiếm tâm trí ta hằng ngày. Trong câu chuyện Tin mừng hôm nay, đang khi các trinh nữ ngủ thiếp đi, thì có tiếng hô to: “Chú rể kia rồi, ra đón đi”. Thế nhưng trong số mười cô chờ đợi chàng rể, chỉ có năm cô đem đủ dầu mà thôi. Năm cô này được gọi là “những người khôn ngoan”, vì họ đã biết lo liệu, tính toán trước sự việc.

    Qua câu chuyện này, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy luôn sống với thái độ sẵn sàng, vì Người có thể đến bất cứ ngày nào, giờ nào. Như năm cô khôn ngoan đã chuẩn bị đầy đủ dầu, chúng ta hôm nay cũng được mời gọi chuẩn bị tâm hồn đón Chúa bằng đời sống đức tin, đức ái và đầy công phúc.

    1. Trong bài Tin mừng này có một chi tiết hơi lạ là khi 5 cô khờ dại thấy đèn mình hết dầu, họ đã đến xin dầu nơi 5 cô khôn ngoan. 5 cô khôn ngoan này mỗi cô có cả một bình dầu đầy ắp, thế mà lại không chia sẻ cho 5 cô kia. Có phải là quá ích kỷ không? Thưa, nếu là chuyện dầu đèn bình thường thì đúng là ích kỷ. Nhưng đây là những hình ảnh tượng trưng cho phần rỗi đời đời, nên nó không có nghĩa là ích kỷ. Bởi vì đối với phần rỗi đời đời của mỗi người, nói cách khác, đối với chuyện công đức và tội lỗi, thì không ai có thể chia cho ai và cũng không ai có thể xin ai được. Anh bạn tôi chết, tôi thương anh ta lắm, nhưng tôi không thể chia cho anh những công lao phúc đức của tôi, tôi cũng không thể xin Chúa san sẻ cho tôi gánh chịu dùm một số tội lỗi của anh (Giải thích của Lm. Carôlô).
    2. Đời người là một cuộc đợi chờ, và đợi chờ nào cũng bao hàm tình yêu trong đó, bởi vì con người chỉ hết lòng đợi chờ mong mỏi người nào hay điều gì mình hết lòng yêu thương hay quý chuộng. Người mẹ chờ đợi đứa con sắp ra đời, bằng cách chuẩn bị tất cả những gì cần thiết, để bao bọc săn sóc con mình; một người chờ đợi bạn đến thăm, bằng cách chuẩn bị thật chu đáo để đón tiếp bạn.

    Chúng ta mong đợi Chúa đến. Nhưng khi nào Ngài đến, chúng ta không biết. Có điều chắc chắn là Ngài sẽ đến trong một cuộc viếng thăm thân tình, bởi vì chỉ những người thân tình mới dành cho nhau những cuộc viếng thăm bất ngờ (Mỗi ngày một tin vui).

    1. Tóm lại, Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta ý thức về giờ của từng cá nhân mình phải ra trước toà Chúa. Đó là lúc được phân định dứt khoát và vĩnh viễn, nên không còn cơ hội để lựa chọn về phần rỗi của mình nữa. Vì thế, chúng ta phải luôn tỉnh thức và sẵn sàng, bởi sự lỡ làng trong công ăn việc làm chúng ta có thể bắt đầu lại và có thể sửa chữa được. Nhưng sự lỡ làng trong giờ cuối cùng của cuộc đời sẽ không còn cơ hội để làm lại và lúc đó sẽ hư mất đời đời.
    2. Truyện: Thái độ của mỗi người

    Bạn sẽ làm gì nếu bạn biết rõ bạn chỉ sống đúng một ngày nữa thôi?” Đó chính là câu hỏi của một nhà giáo đã đặt cho 625 học sinh người Đức trong 12 trường, và có kết quả:

    20% được hỏi liền trả lời: Chúng tôi sẽ dùng thời giờ còn lại, để uống say sưa, hút ma tuý, để vui chơi cho thoả thích. Cuối cùng một nữ sinh 18 tuổi trả lời rằng: Tôi sẽ dùng thời gian còn lại, để chuẩn bị cho giờ cuối cùng của tôi. Tôi sẽ dành buổi tối cuối cùng, để gặp Chúa và cảm tạ Chúa đã ban cho tôi một đời sống hạnh phúc và đầy đủ.

    Suy niệm (Lm. Nguyễn Vinh Sơn SCJ)

    Thánh Mônica sinh vào năm 332 tại một thành phố nhỏ thuộc vùng Bắc Phi, trong một gia đình theo Kitô giáo giữa nhiều người ngoại giáo. Lúc còn thanh xuân, ngài đã kết hôn với anh Patrixiô và sinh được những người con, trong đó có thánh Augustinô mất đức tin. Vào năm 370, Augustinô đã trốn nhà và đi đến Carthago, tức Tunisie ngày ngay. Sau đó ngài đi tới Rôma và Milan. Thánh Mônica không còn có điều gì đặc biệt ngoài việc dành trọn thời gian để cầu nguyện cho đứa con ngỗ ngược đó. Ngài đã dâng những dòng lệ tựa những lời cầu nguyện âm thầm lên Thiên Chúa. Vào năm 385, khi biết được Augustinô đang ở Milan, ngài đã đến đó để đồng hành với con. Dưới sự ảnh hưởng tích cực của thánh Ambrôsiô, giám mục Milan hồi đó, Augustinô đã trở lại và xin lãnh nhận bí tích Thanh Tẩy. Khi thấy Augustinô trở lại, ngài đã tràn ngập vui mừng. Ngài không còn chờ đợi gì ở trần gian này nữa, Thiên Chúa đã gọi ngài về ở Ostia - Ý năm 387, khi ngài đang sửa soạn trở về châu Phi, quê hương của ngài.

    Thánh nữ Mônica là tấm gương sáng chói cho các người làm mẹ: nuôi dưỡng lòng tin bằng lời cầu nguyện và chiếu toả ra bên ngoài bằng các nhân đức.

    Câu chuyện

    Ngày kia, có một phụ nữ đến van xin tha thiết với hoàng đế Napoléon cho con trai của bà. Anh thanh niên đó đã phạm một tội nặng. Lề luật đã rõ rệt. Công lý đòi buộc anh ta phải chết. Hoàng đế quả quyết rằng đảm bảo phải thi hành công lý.

    Nhưng bà mẹ năn nỉ:

    - Thưa bệ hạ, tôi đến van xin lòng thương xót của ngài, không phải vì công lý.

    Hoàng đế Napoléon trả lời:

    - Nhưng hắn ta không xứng đáng được thương xót.

    Bà mẹ nói:

    - Thưa bệ hạ, nếu nó xứng đáng, thì không cần gọi là lòng thương xót nữa.

    Hoàng đế Napoléon đáp:

    - Thôi được. Ta sẽ rủ lòng thương xót nó.

    Và ông sai thả người thanh niên đó ra (Theo Flor Mc  Carthy, Phụng vụ Chúa nhật, năm C, tr. 192).

    Suy niệm

    Chúa Giêsu chạnh lòng thương xót người quả phụ có đứa con duy nhất qua đời…  mọi người cảm thương và đưa ra nghĩa địa… Bà góa phụ cũng như đang chết. Như đang có hai con người rời bỏ cuộc sống: Người con trai chết được đem ra nghĩa địa chôn cất, người mẹ góa không nơi nương tựa và không người chăm sóc, bảo vệ mình trong đời sống, cho nên bà góa phụ cũng như đang đi vào cõi chết.

    Chúa Giêsu nhìn rõ nỗi buồn của người mẹ mất con, Ngài hiểu thấu nỗi cô đơn của bà góa không nơi nương tựa: bà cũng như đang chết, Ngài liền an ủi: “Bà đừng khóc nữa” (Lc 7,13). Không chờ đợi người ta cầu xin, nài nỉ, Ngài sờ vào quan tài và nói: “Hỡi thanh niên, Ta truyền cho ngươi hãy trỗi dậy” (Lc 7,14). Chúa Giêsu đã can thiệp mau lẹ: Ngài giật lại khỏi tay thần chết con trai duy nhất của bà góa thành Naim. Chúa làm sống lại con trai bà góa, như thế Ngài cũng mang lại sự sống tinh thần, niềm hy vọng cho người mẹ.

    Đứa con trai duy nhất của bà góa thành Naim được sống lại và chính bà cũng được sống lại. Đức Giêsu đã phục sinh cho cả hai mẹ con bà. Sự việc thật kỳ diệu làm cho mọi người tham dự đám tang đang sầu khổ thành niềm hân hoan, mừng vui cho hai mẹ con bà góa.

    Sự kiện con trai bà goá thành Naim được Chúa Giêsu cho sống lại, cũng chính là hình ảnh loan báo trung tâm điểm của Kitô giáo: Nhờ sự chết và sống lại của Chúa Giêsu mà tất cả chúng ta được giải thoát khỏi cái chết muôn đời. Thật thế, sự chết và Phục sinh của Đức Giêsu đã trở nên nguồn mạch sự sống và là sự sống lại của mỗi người chúng ta như Ngài quả quyết: “Ta là sự sống lại và là sự sống” (Ga 11,25).

    Ý lực sống

    “Ta truyền cho ngươi hãy trỗi dậy” (Lc 7,14).

    Nguồn: tgpsaigon.net

    Bài viết liên quan