Câu 23 - Tại sao chủ tế lại rửa tay cuối phần Dâng lễ ?
Dù không được coi là quan trọng trong thánh lễ, nghi thức này không thiếu ý nghĩa sâu sắc.
Rửa tay trước khi làm một việc gì cần sự sạch sẽ đặc biệt, đó là chuyện tự nhiên. Vì thế bạn không nên ngạc nhiên khi thấy vị chủ tế rửa tay, để chuẩn bị cầm bánh và rượu sẽ được truyền phép để trở nên Mình và Máu Chúa Kitô.
Nghi thức rửa tay đã có từ thế kỷ thứ IV. Vào thời kỳ này, người ta còn đem đến cho vị chủ tế không những bánh và rượu để được truyền phép, mà cả những sản phẩm cần dùng khác để các thầy phó tế phân phát cho người nghèo sau thánh lễ.
Hơn nữa, việc rửa tay cũng cần thiết sau khi chủ tế xông hương lễ phẩm và bàn thờ (nghi thức xông hương muốn nói lên rằng lễ phẩm và lời cầu nguyện của Giáo Hội cũng ví như hương trầm bay lên trước nhan thánh Chúa).
Tuy nhiên ngay từ đầu, nghi thức rửa tay luôn có một ý nghĩa thiêng liêng, đó là dấu hiệu của việc thanh tẩy trong tâm hồn, vì nước là dấu chỉ của sự thanh tẩy.
Khi rửa tay, vị chủ tế đọc lời Thánh vịnh 50, câu 4: “Lạy Chúa, xin rửa con sạch hết lỗi lầm, tội con đã phạm, xin Ngài thanh tẩy”.
Cho dù mọi tín hữu có thể thông dự vào việc thanh tẩy này, nghi thức rửa tay chỉ dành riêng cho chủ tế, vì người ta hiểu rằng, trong chốc lát, vị chủ tế sẽ hành tác nhân danh Chúa Kitô.
Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời (Lễ Các Đẳng Linh Hồn) rơi vào thứ Bảy 2 tháng 11 năm 2024. Câu hỏi đặt ra là vào chiều tối thứ Bảy 2/11/2024, chúng ta nên cử hành lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời hay ...
Ngày 13/5, Toà Ân giải Tối cao đã công bố tài liệu liên quan đến cách thức, thực hành và các nơi thánh tại Roma và trên thế giới để lãnh nhận Ân xá trong Năm Thánh thông thường 2025.
Thứ Tư trước lễ Phục sinh sáu tuần, Giáo Hội cử hành Lễ Tro. Với Thứ Tư Lễ Tro Giáo Hội khai mạc Mùa Chay Thánh. Lễ này có nguồn gốc từ tên gọi của nó, vì sau bài giảng có nghi thức làm phép tro được đốt ...
Tứ thời bát tiết Xuân, Hạ, Thu, Ðông, thay đổi tuần hoàn luân vòng chuyển đổi. Niên lịch phụng vụ của Giáo Hội Công giáo cũng nằm trong chu kỳ ấy. Phụng vụ Giáo Hội cũng có các Mùa như: Mùa Vọng, Mùa Giáng ...
Trong Mùa Chay, chúng ta cùng sống với Đức Kitô 40 ngày trong sa mạc, để trải qua cuộc hành trình 40 năm của dân Itraen tiến về Đất hứa. Trong suốt thời gian dài đằng đẳng này, đoàn dân ông Môsê lãnh đạo ...
Các biểu tượng và ý nghĩa thiêng liêng của Mùa Vọng
Nhiều lần, khi tham dự các thánh lễ an táng, hay cầu cho người qua đời, chúng tôi nhận thấy ở khá nhiều nơi, người ta sử dụng bài hát Chúa chăn nuôi tôi của nhạc sĩ Phanxicô trong phần Thánh vịnh đáp ca. ...
Trích từ "40 câu hỏi vê Thánh lễ" của Linh mục Giuse Vũ Thái Hòa
Trích từ "40 câu hỏi vê Thánh lễ" của Linh mục Giuse Vũ Thái Hòa
Trích từ "40 câu hỏi vê Thánh lễ" của Linh mục Giuse Vũ Thái Hòa
Địa chỉ: Số 6, Trần Hưng Đạo, Thái Bình.
Email: bantruyenthonggptb@gmail.com
Website: www.giaophanthaibinh.net
Copyright © 2021 Bản quyền thuộc về Giáo Phận Thái Bình
Đang online: 174 | Tổng lượt truy cập: 5,634,742