Bài 8 - Các nhân đức nền tảng trong gia đình

  • 23/09/2023
  • Bài 8 - Các nhân đức nền tảng trong gia đình

    Bài 8
    CÁC NHÂN ĐỨC NỀN TẢNG TRONG GIA ĐÌNH
    “Phúc thay ai khao khát nên người công chính” (Mt 5,6)


    1. Nhân đức (virtue) nghĩa là gì?
    - Nhân đức là khuynh hướng (disposition) bên trong, một thói quen tích cực (positive habit) để làm việc lành (good).

    2. Tại sao chúng ta phải tập tư cách (character)?
    - Chúng ta phải tập tư cách để có thể tự do, vui vẻ, dễ dàng làm việc lành.
    Trước tiên, có một đức tin vững chắc nơi Chúa, sẽ giúp ta có tư cách và thực hành các nhân đức, nghĩa là, với ơn Chúa giúp, phát triển nơi ta, các khuynh hướng vững vàng, không để mình cho các đam mê hỗn loạn, nhưng hướng các khả năng lí trí và lòng muốn ngày càng liên tục (constantly) tới các việc lành.

    3. Làm sao người ta được khôn ngoan (prudent)?
    - Người ta nên khôn ngoan nhờ học biết phân biệt cái gì chính yếu (essential) cái gì không chính yếu (non- essential), đặt cái đích đúng (right goals) và chọn phương tiện tốt nhất (the best means) để đạt đích.
    (Khôn ngoan có 2 mắt: một thấy trước điều phải làm, một xem lại điều đã làm. Th. Ignatio Loyola).

    4. Người ta hành động thế nào là công bình (act justly)?
    - Người hành động công bình là người luôn luôn chắc chắn (sure) trả cho Thiên Chúa cái gì của Thiên Chúa, cho tha nhân (neighbor) cái gì của tha nhân.

    5. Đức can đảm (fortitude) là gì?
    - Là người kiên nhẫn dấn thân trong việc tốt, khi họ đã nhận ra, dù cực điểm họ phải hy sinh tính mạng mình (own life)
    (Người can đảm, dù may hay rủi (misfortune) cũng coi như họ có 2 tay, họ dùng cả 2. Th nữ Catarina Siena).

    6. Tại sao tiết độ (moderate) là nhân đức ?
    - Vì thái độ vô tiết độ (immoderate bihavior) chứng tỏ sức tiêu hủy (destructive force) trong mọi lãnh vực (aereas) của đời sống.
    (Titô 2:11 Quả thế, ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người. 2:12 Ân sủng đó dạy chúng ta phải từ bỏ lối sống vô luân và những đam mê trần tục, mà sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này).

    7. Ba đức siêu nhiên (supernatural) là những đức nào?
    - Là đức tin, đức cậy, đức mến (faith, hope, charity).
    Chúng được gọi là "siêu nhiên", vì chúng có nền tảng (foundation) trong Thiên Chúa, và trực tiếp hướng về Thiên Chúa. Chúng ta có thể nhờ 3 đức này trực tiếp đạt tới (reach) Thiên Chúa.

    8. Tại sao tin, cậy, mến là nhân đức?
    - Vì là những sức mạnh thực được Chúa ban, và nhờ ơn Chúa giúp, được người ta gia tăng (develop) và củng cố (consolidate) để đạt được Sự Sống sung mãn (the abundant life) (Ga 10,10).

    9. Đức tin là gì?
    - Là sức mạnh giúp ta đi lên (ascent) tới Thiên Chúa, nhận biết sự thật, và hiến thân mình cho Thiên Chúa.
    (Mt 10,32 "Ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.

    10. Trông cậy (hy vọng) (hope) là gì?
    - Là sức mạnh giúp ta chắc chắn và bền lòng mong ước điều ta phải làm ở đời này để phụng sự Chúa (serve God), và tìm hạnh phúc thật trong Chúa, là nơi ở cuối cùng: trong Thiên Chúa.
    (Rm 8,26 Hơn nữa, lại có Thần Khí giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn, vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải; nhưng chính Thần Khí cầu giúp chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả).

    11. Bác ái (charity) là gì?
    - Là sức mạnh giúp ta, kẻ được Chúa yêu trước, có thể hiến mình cho Chúa để kết hợp với Người, và đón nhận tha nhân vì Chúa không điều kiện (unconditionally) và chân thành (sincerely) như ta đón nhận ta.
    (1Cr 13,2 Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì).

    Bài viết liên quan